Phụ Nữ Sức Khỏe

Tưởng bị hậu Covid-19, không ngờ là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng

Người bệnh khó thở, đau nhức vai gáy, ngủ không sâu giấc kéo dài nhiều tháng. Qua chụp chiếu, thăm khám, bác sĩ nhận định đây là biến chứng của căn bệnh mà dân văn phòng rất hay gặp.

Mới đây, Bệnh viện 1A (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân N.T.T (40 tuổi, quận 6) đến khám vì đau buốt vùng vai cổ. Theo chia sẻ của bệnh nhân, chị cảm thấy tức ngực khó thở liên tục vào ban ngày, mệt mỏi, giấc ngủ không sâu, thường xuyên thức giấc. Tình trạng kéo dài hơn 3 tháng qua.

Chị T. lo ngại mình bị hội chứng hậu Covid-19 nên đi khám các chuyên khoa liên quan. Thế nhưng, kết quả chụp X-quang phổi không ghi nhận tổn thương, bệnh nhân không ho, không bị hen suyễn. 

Tự tìm hiểu triệu chứng, chị T. mua thuốc giảm viêm, giảm đau để uống. Cứ ngưng thuốc, cơn đau lại ập đến. Đến khi đau buốt vượt quá sức chịu đựng, chị mới tìm đến Bệnh viện 1A (chuyên về chỉnh hình và phục hồi chức năng).

Quan sát dáng ngồi, dáng đi và khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện chị T. bị hội chứng mất cân bằng cơ thân trên (còn gọi là hội chứng chéo trên). Tại đây, mỗi ngày chị T. được hiện các quy trình hiệu chỉnh cơ xương khớp để khắc phục tình trạng co rút cơ. 

Bệnh nhân đang được trị liệu bệnh lý cơ xương khớp tại Bệnh viện 1A.

Khoảng 1 tuần sau, chị T. không còn đau vai gáy, hết tức ngực khó thở… Sau 3 tuần điều trị, hình ảnh chụp trên lâm sàng cho thấy lưng bớt gù, X-quang cột sống cổ lấy lại đường cong sinh lý bình thường. Về mặt thẩm mỹ, vai bệnh nhân bớt xệ, đầu và cổ không còn nhô ra phía trước. 

Tương tự, chị K.D (Bình Dương) cũng phải đi khám khắp nơi vì bệnh vai gáy. Ban đầu, chị chịu đựng những cơn đau thoáng qua, tự mua thuốc uống. Dần dần, cơn đau nặng nề đến mức chị D. không thể đưa tay lên chải tóc.

Sau một vài bài tập do bác sĩ hướng dẫn, chị D. cải thiện chức năng vai gáy đáng kể mà không cần kê thuốc điều trị. “Công việc của tôi gắn liền với máy tính, bệnh đau nhức này không thể tránh khỏi. Nhưng tôi không nghĩ đau và mệt mỏi như vậy”, chị nói.  

Theo thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Quang Anh, Trưởng đơn vị Hiệu chỉnh cơ xương khớp và Y học thể thao, Bệnh viện 1A, ngày càng nhiều nhân viên văn phòng và người trẻ đối mặt với các vấn đề sức khỏe. Trong đó, các bệnh lý cơ xương khớp, chiếm trên 70%.

Mức độ nghiêm trọng cũng gia tăng do công việc của con người ngày càng liên quan nhiều tới máy vi tính, điện thoại thông minh, công việc văn phòng. Vì thế, thập niên 2010 - 2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên bệnh cơ xương và khớp”.

Bác sĩ Quang Anh cho hay, triệu chứng ban đầu của bệnh cơ xương khớp chỉ tác động rất nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống của mỗi người rồi tăng dần. Ví dụ, từ triệu chứng cứng cổ dẫn tới những biểu hiện nặng hơn như đau cổ và lưng, đau tê lan xuống cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân. 

“Chứng đau cơ xương khớp kéo dài có thể dẫn đến thoái hóa khớp, cột sống, lệch vẹo cơ xương khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động, hô hấp, tiêu hóa, dáng vóc mất thẩm mỹ nếu không được điều trị”, bác sĩ Quang Anh nói. 

Mỗi tháng, Bệnh viện 1A tiếp nhận gần 5.000 bệnh nhân. Mỗi ngày, có trên 150 ca liên quan các bệnh lý về cơ xương khớp. Nhiều ca bệnh lệch vẹo cơ xương khớp cơ học đã diễn tiến thành mạn tính, chèn ép các dây thần kinh. Nguyên nhân chủ yếu do trước đó đã điều trị thuốc giảm đau, giảm viêm, giãn cơ nhiều đợt trong thời gian dài, dẫn đến ảnh hưởng các chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.  

Sự mất cân đối giữa các cơ và sự vận động sai lệch của nhiều khớp gây biến dạng khung xương. Hậu quả là thay đổi hình dáng gây mất thẩm mỹ như gù, vẹo cột sống, đầu lệch trục nhô trước, ngực hõm lép... Nếu không điều trị, có thể gây chèn ép và hạn chế chức năng hô hấp và các cơ quan tiêu hóa gây khó thở, mệt mỏi do thiếu oxy mạn tính hoặc tiêu hóa kém, táo bón, sình hơi. 

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện 1A, Trung tâm Hiệu chỉnh cơ xương khớp và y học thể thao sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/10, phối hợp cùng bộ môn Y học thể thao, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ngoài chức năng điều trị, Trung tâm còn cung cấp các giải pháp phục hồi sức khỏe, kỹ thuật cao. 

Theo Linh Giao/Vietnam.net

Tin liên quan

Loại virus gây ra 600.000 ca ung thư mỗi năm, rất đông người Việt mắc phải

Số bệnh nhân nhiễm virus này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM vào năm 2020 đã tăng 2,5...

7 nguyên tắc người bệnh đái tháo đường cần nhớ khi ăn trái cây để tránh lợi bất cập hại

Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tất cả mọi người, bao gồm cả người bệnh đái tháo...

99% người Việt đang sử dụng 3 loại thực phẩm này mà không biết nguy hại cận kề: Gây ung...

3 nhóm thực phẩm này gây ung thư hàng đầu nhưng nhiều người vẫn đang sử dụng hàng ngày.

Các triệu chứng của dị ứng xoài là gì?

Bạn đã bao giờ có cảm giác lạ ở miệng, cổ họng hoặc môi sau khi ăn xoài chưa? Đây...

40 giây lại có người chết vì căn bệnh này, các dấu hiệu cảnh báo bệnh

Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng cảm xúc buồn, cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp bản thân, mất ngủ...

Trẻ bị nhiễm Adenovirus điều trị tại nhà, cha mẹ cần làm những gì?

Với trẻ bị nhiễm Adenovirus điều trị tại nhà, trẻ có thể được sử dụng thuốc như thế nào, cha...

Gia tăng trẻ viêm phổi, 2 dấu hiệu cần cho con đi viện ngay

Các bác sĩ nhi cảnh báo tình trạng trẻ viêm phổi tăng cao do vi khuẩn trong thời điểm nắng...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình