Phụ Nữ Sức Khỏe

Tự nhiên miệng bị ngứa là bệnh gì? Miệng ngứa nổi mụn có nguy hiểm không?

Dị ứng miệng có thể gây ngứa miệng thể nhẹ nhưng một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ngứa miệng khác có thể gây nguy hiểm.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể gặp phải một loạt triệu chứng kèm theo ngứa miệng như:

- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran trong miệng - lưỡi hoặc cổ họng.

- Cổ họng, lưỡi và môi bị sưng.

- Có cảm giác ngứa như kiến bò ở một hoặc cả hai ống tai.

- Sổ mũi, hắt hơi.

- Ho khan.

- Chảy nước mắt.

1. Nguyên nhân gây ngứa miệng là gì?

Có một số lý do khiến miệng bạn tự nhiên bị ngứa, một số nguyên nhân phổ biến gồm:

1.1. Dị ứng

Nếu bạn bị ngứa miệng, bạn có thể bị dị ứng với thực phẩm hoặc phấn hoa gọi là hội chứng dị ứng miệng. Hội chứng này bắt đầu ở tuổi thiếu niên tới khi trưởng thành.

Ngoài ngứa miệng thì dị ứng có thể khiến bạn bị sưng các mô trong và xung quanh miệng, ngứa ran trong miệng, ngứa ống tai và miệng có vị kì lạ.

Mặc dù triệu chứng dị ứng có thể nhẹ và thường không kéo dài quá 20 phút nhưng đôi khi có thể trở thành phản ứng nghiêm trọng nguy hiểm tới tính mạng với các triệu chứng như khó thở, da tím tái, nôn mửa, tim đập nhanh, họng căng cứng, ngất xỉu, phát ban, sưng đường thở,...

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ngứa miệng. Ảnh: Internet

1.2. Herpes môi

Herpes môi còn gọi là vết loét lạnh (cold sore), là những mụn nước nhỏ, chứa dịch nằm trên và xung quanh môi. Bệnh do virus Herpes simplex gây ra và rất dễ lây lan. Khi mụn rộp xuất hiện, bạn có thể bị ngứa miệng, ngứa ran quanh môi.

Herpes môi sau khi vỡ sẽ đóng vảy và tạo thành vết loét trên miệng tới 2 tuần.

1.3. Nhiễm trùng nấm men

Nếu miệng thường xuyên bị ngứa, có thể là bạn bị nhiễm trùng nấm men trong miệng hay còn gọi là nấm miệng (oral thrush).

Các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Gây tổn thương răng miệng màu trắng kem, thường là trên lưỡi, má trong, amidan, nướu hoặc vòm miệng. Các tổn thương có thể gây đau và bị chảy máu một chút khi cạo.

Triệu chứng của bệnh nấm miệng bao gồm khô miệng, nóng rát hoặc đau nhức trong miệng, chảy máu, da bên ngoài miệng cũng bị nứt nẻ - đặc biệt là ở khóe miệng. Một số trường hợp bị nấm miệng có thể bị mất hương/mùi vị.

1.4. Sốc phản vệ

Nếu bạn bị tức ngực đột ngột, khó nuốt hoặc khó thở kèm theo sưng lưỡi, sưng cổ họng hoặc sưng môi thì bạn có thể đang bị sốc phản vệ. Sốc phản vệ là tình trạng quá mẫn nghiêm trọng với chất gây dị ứng gây ra phản ứng miễn dịch toàn thân một cách "quá mức".

Sốc phản vệ có thể được kích hoạt do dị ứng với vết côn trùng cắn, nọc độc, thuốc (chẳng hạn như thuốc kháng sinh), thực phẩm, phấn hoa,... Sốc phản vệ đe dọa tính mạng và cần phải tiêm epinephrine ngay lập tức. Nếu không được điều trị, sự kết hợp của huyết áp thấp nghiêm trọng (hạ huyết áp), sưng tấy làm hẹp đường thở và viêm toàn thân có thể dẫn đến suy nội tạng và tử vong.

Một vài loại thuốc có thể gây ngứa miệng. Ảnh: Internet

1.5. Tác dụng phụ của thuốc gây ngứa miệng

Một số loại thuốc có thể gây viêm niêm mạc miệng (nhiệt miệng) hoặc khô miệng - một trong hai tình trạng này đều có thể khiến bạn bị ngứa miệng. Những loại thuốc gây ngứa miệng thường là thuốc trong điều trị ung thư:

- Afinitor hoặc Zortress (everolimus)

- Gilotrif (afatinib)

- Nexavar (sorafenib)

- Tarceva (erlotinib)

- Vizimpro (dacomitinib).

Nói chuyện với bác sĩ chủ trị nếu bạn bị ngứa miệng sau khi bắt đầu dùng thuốc hoặc điều trị ung thư.

1.6. Nhiễm virus

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cúm, cảm lạnh thông thường và COVID-19 cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch dẫn đến viêm trong khoang miệng và các triệu chứng như đau hoặc ngứa cổ họng và ngứa miệng.

Nhiễm virus cũng có nhiều khả năng là nguyên nhân gây ngứa miệng nếu bạn cũng có các triệu chứng như mệt mỏi, hắt hơi, sốt và đau nhức toàn thân.

1.7. Một số dạng ngứa miệng khác

- Ngứa miệng và cổ họng là bị gì?

Nếu bạn bị ngứa miệng và cổ họng, nguyên nhân gây ra có thể là do dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, dị ứng thuốc, dị ứng theo mùa hoặc nấm miệng. Lưu ý dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.

- Ngứa miệng và ngứa môi

Nếu cả môi và miệng của bạn đều bị ngứa, điều này có thể do Herpes miệng, nấm miệng hoặc dị ứng thực phẩm thể nhẹ.

- Ngứa miệng sau khi ăn

Ngứa miệng sau khi ăn có thể do bị dị ứng thực phẩm từ nhẹ tới nặng, dị ứng thuốc, hội chứng dị ứng miệng.

2. Bị ngứa miệng khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa miệng là gì bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị ngứa miệng khác nhau. Nếu bạn gặp các triệu chứng ngứa miệng tái phát nhiều lần, các triệu chứng toàn thân liên quan như phát ban hoặc nổi mề đay hay các triệu chứng này của bạn kéo dài hơn 30 phút, hãy thăm khám bác sĩ.

Bị ngứa miệng khi nào cần thăm khám bác sĩ? Ảnh: Internet

Nếu ngứa miệng kèm theo sưng miệng, lưỡi hoặc cổ họng, đó có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng và bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Nếu miệng bị ngứa có nguyên nhân do vi khuẩn (chẳng hạn như nấm Candida,...) bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để loại bỏ yếu tố gây viêm nhiễm.

Trong trường hợp ngứa miệng là do dị ứng, bạn cần kiểm tra bằng các xét nghiệm dị nguyên có thể gây dị ứng để phòng tránh sau này, dùng thuốc kháng histamine hoặc một vài lựa chọn khác để giảm nhẹ triệu chứng.

Để phòng tránh ngứa miệng, ngoài việc phòng tránh các dị nguyên gây dị ứng đã biết, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày chẳng hạn như đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, súc miệng sau khi sử dụng thuốc hít corticosteroid, bỏ hút thuốc lá, tránh hút thuốc thụ động,...

Trên đây là một số nguyên nhân khiến bạn tự nhiên bị ngứa miệng. Bất cứ khi nào nghi ngờ miệng bị viêm nhiễm bạn đều cần thăm khám bác sĩ để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Châu Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Gia tăng trẻ mắc hội chứng LẠ do nghiện xem điện thoại: Cha mẹ cẩn trọng nếu không muốn trẻ...

TIC là chứng bệnh lạ, rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến. Thế nhưng, trong những năm gần đây,...

Người lớn bất cẩn khiến trẻ có nguy cơ ngộ độc

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngộ độc ở trẻ nhỏ là do người lớn bất cẩn không...

Loại sữa được những người sống thọ trăm tuổi ưa chuộng

Sữa dê, sữa cừu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, được người dân ở các vùng sống thọ lựa chọn.

Những người cao tuổi chia sẻ bí quyết sống lâu, hạnh phúc giới trẻ hay bỏ qua

Người sống lâu đưa ra lời khuyên "đừng lãng phí thời gian ngồi hối tiếc mọi thứ". Với họ, hạnh...

Những thực phẩm quen thuộc chứa chất cực độc xyanua

Xyanua là hóa chất dùng trong công nghiệp khai thác quặng, có thể gây tử vong ngay lập tức với...

Gặp tai nạn hy hữu khi đá bóng, nam sinh bị chấn thương sọ não

Cú va chạm khi chơi bóng đá khiến một học sinh 16 tuổi phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ...

4 ngày sau khi sốt nhẹ, bé gái 5 tháng tuổi sốc sốt xuất huyết nguy kịch

4 ngày sau khi bắt đầu sốt nhẹ, bé gái 5 tháng tuổi ói dịch nâu, bụng chướng, được...

Tin mới nhất

Điều ít biết về nhóc tỳ thứ 3 nhà Xuân Bắc vừa dễ thương lại hài hước, dự đoán là...

10 giờ trước

Phim của Dương Mịch bị mỉa mai 'hèn nhát' vì rút khỏi rạp chỉ sau vài ngày công chiếu

10 giờ trước

Địch Lệ Nhiệt Ba 'gây bão' với mái tóc xanh, nhan sắc nâng tầm lên hẳn No.1 hotsearch Weibo

1 ngày 2 giờ trước

Cuộc sống của sao nữ được mệnh danh là 'ngọc trai đen' của làng mẫu sau 17 năm 'giải nghệ'?...

1 ngày 11 giờ trước

Con gái nuôi ca sĩ Hương Lan: Giọng hát ngọt ngào, từng 2 lần vì gia đình gác lại đam...

1 ngày 11 giờ trước

Mỹ nam bóng rổ từng 'yêu đương' với Midu: Bị hủy dung vì tai nạn, nhập viện với chiếc vòng...

1 ngày 11 giờ trước

Đại Phụng Đả Canh Nhân nhá hàng Vương Hạc Đệ trong tạo hình hồng y, dân tình nóng lòng hóng...

1 ngày 11 giờ trước

Cơ ngơi 16 tỷ đồng của Đức Tiến sau khi lấy vợ hoa hậu ở Mỹ: Khu vườn ngập hoa...

1 ngày 15 giờ trước

Nữ NSƯT là giai nhân nhạc đỏ một thời: Từng có mối tình thầy trò đẹp như cổ tích với...

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình