Một nghiên cứu gần đây cho biết, thật trớ trêu thay, ruột của bạn thực sự có thể tự suy nghĩ và còn được xem là bộ não thứ hai của con người.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JNeurosci, đường tiêu hóa của bạn chứa hàng triệu tế bào thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả chuyển động của các cơ trong ruột kết.
Theo một thông cáo báo chí về vấn đề này, hệ thống thần kinh ruột (ENS) được các chuyên gia gọi là "bộ não thứ hai" hoặc bộ não trong ruột, bởi vì nó có thể hoạt động độc lập với não và tủy sống, còn gọi hệ thống thần kinh trung ương (CNS).
ENS và CNS cùng nhau giúp kiểm soát phần lớn các hoạt động cơ thể của con người. ‘Bộ não thứ hai’ (ENS) có hệ thống mạch thần kinh riêng giúp nó liên lạc với thần kinh trung ương và tự vận hành, điều khiển đường tiêu hóa.
ENS cũng được các nhà khoa học cho là 'bộ não đầu tiên' của con người bởi vì có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ENS đã tiến hóa trước CNS.
Giáo sư Nick Spencer, nhà sinh lý học thần kinh từ Đại học Flinders ở Úc cho biết: “Đặc điểm độc đáo của đường tiêu hóa là ở chỗ nó là cơ quan nội tạng duy nhất có hệ thống thần kinh hoàn chỉnh của riêng, sở hữu khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập với não và tủy sống”.
Ông Spencer cho biết thêm: “Cho đến khi có cuộc nghiên cứu này, không ai trong chúng ta biết được sự thật rằng có một quần thể tế bào thần kinh rất lớn trong ENS đã giúp tạo ra sự co bóp của đường ruột”.
Spencer phát biểu: “Trong y học, thường xuyên hay có việc các chuyên gia phải điều trị bệnh trong khi không có hiểu biết về cơ quan cơ thể họ đang xử lý thực sự vận hành như thế nào”. Họ cũng bày tỏ mong muốn lý giải được những mô hình hoạt động bên trong ruột kết đã gây ra các loại bệnh như thế nào. Ví dụ, táo bón mãn tính xảy ra là do quá trình vận chuyển không đúng cách qua ruột kết của chúng ta.