Phụ Nữ Sức Khỏe

Triệu chứng ung thư lưỡi

Triệu chứng ung thư lưỡi có thể gồm mảng đỏ hoặc trắng trên lưỡi lâu biến mất, đau họng lâu không khỏi, đau khi nuốt.., hiếm gặp có thể bị đau tai.

Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng đầu cổ. Ung thư xuất hiện khi các tế bào bất thường bắt đầu phân chia và phát triển một cách không kiểm soát.

Lưỡi được chia làm hai phần:

- Phần lưỡi (trong) miệng.

- Phần gốc lưỡi.

Ung thư có thể phát triển ở một hoặc cả hai phần trên.

Việc điều trị ung thư lưỡi ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng ăn uống của người bệnh (Ảnh: .H.L).

Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, phần lưỡi miệng là phần có thể nhìn thấy khi há miệng. Đây là hai phần ba trước của lưỡi. Ung thư phát triển ở phần này của lưỡi thuộc một nhóm ung thư gọi là ung thư khoang miệng.

Phần gốc lưỡi là một phần ba sau của lưỡi. Phần này nằm rất gần họng. Loại ung thư phát triển ở phần này được gọi là ung thư họng miệng. 

Loại ung thư lưỡi thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC). Tế bào vảy là những tế bào phẳng giống tế bào da, bao phủ niêm mạc miệng, mũi, thanh quản, tuyến giáp và họng. Ung thư biểu mô tế bào vảy là tên gọi của một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào này.

Những triệu chứng của ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Vài năm gần đây số ca ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội).

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.

Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. 

Theo Bệnh viện K Trung ương, ở giai đoạn toàn phát, người bệnh thấy đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. 

Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai, tăng tiết nước bọt, chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. 

Giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.

Với giai đoạn tiến triểnthể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. 

Triệu chứng ung thư lưỡi có thể bao gồm:

- Mảng đỏ hoặc trắng trên lưỡi lâu ngày không biến mất.

- Đau họng lâu không khỏi.

- Vết viêm loét hoặc u trên lưỡi lâu ngày không hết.

- Đau khi nuốt.

- Cảm giác tê trong miệng.

- Cảm giác đau hoặc bỏng rát trên lưỡi.

- Gặp khó khăn khi cử động lưỡi hoặc nói.

- Có hạch ở cổ.

- Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân (không phải do cắn vào lưỡi hay chấn thương khác).

- Đau ở tai (hiếm gặp).

Điều quan trọng cần ghi nhớ là những triệu chứng này có thể do một tình trạng bệnh lý ít nghiêm trọng hơn gây ra. Nhưng tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng cho chắc chắn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư lưỡi

Nguyên nhân chính xác gây ra hầu hết các loại ung thư vùng đầu cổ vẫn chưa được biết đến, tuy nhiên nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định:

- Hút thuốc (thuốc lá, xì gà, tẩu...).

- Thường xuyên uống nhiều rượu.

- Nhiễm virus HPV.

HPV là một loại virus lây nhiễm trên da và các tế bào niêm mạc bên trong cơ thể. Đối với hầu hết mọi người, tình trạng nhiễm trùng sẽ tự thuyên giảm và họ sẽ không bao giờ biết mình đã bị nhiễm virus.

Đây là loại virus thường gặp, không gây hại cho hầu hết mọi người. Nhưng với nhiều người, virus này có thể gây những thay đổi trong miệng và lưỡi, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở vùng đó.

Có yếu tố nguy cơ nghĩa là nguy cơ mắc ung thư của bạn tăng cao. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ chắc chắn mắc ung thư.

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Cô gái 22 tuổi giảm đột ngột 6kg/tháng, mất ngủ, mệt mỏi: Bác sĩ chỉ rõ một loại ung thư...

Thực tế, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở vùng cổ dẫn đến khó ăn, giảm cân, mệt mỏi,...

WHO họp khẩn cấp vì sự bùng phát virus Marburg chết người ngang ngửa dịch Ebola

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã triệu tập một cuộc họp “khẩn cấp” để bàn về phương sách...

4 dấu hiệu tố giác đường huyết tăng cao sau khi ăn mà ai cũng cần biết

Sau khi ăn dễ gặp tình trạng đường huyết tăng cao, điều này sẽ nguy hiểm hơn hẳn với người...

Ăn cá chép muối ủ chua nhất định không được bỏ qua thao tác này để phòng tránh ngộ độc

Sau hàng loạt bệnh nhân nhập viện vì ăn cá chép muối ủ chua, các chuyên gia khuyến cáo người...

4 thói quen khiến gan sớm bị tổn thương, rút ngắn tuổi thọ của bạn

Có nhiều thói quen hàng ngày tưởng vô hại nhưng nó chính là nguyên nhân gây tác động xấu...

Da xuất hiện thứ này, coi chừng bệnh tiểu đường

Trong khi những dấu hiệu điển hình của tiểu đường là khát nước và đi tiểu nhiều hơn, một dấu...

Báo động trầm cảm tuổi học đường: Học sinh đến khám và điều trị rối loạn tâm thần đang gia...

Theo các chuyên gia, trầm cảm tuổi học đường là 1 vấn đề đáng quan tâm hiện nay và đang...

Tin mới nhất

Những người mắc bệnh này không nên ăn cá chép

1 giờ trước

4 loại rau giàu protein chẳng kém thịt, đặc biệt hữu ích với chị em muốn giảm cân

2 giờ trước

Loại nấm bé nhỏ nhưng lại là "thuốc" hạ mỡ máu, kiểm soát đường huyết tự nhiên

5 giờ trước

Mùa hè đừng tiêu thụ quá nhiều loại nước này kẻo DNA bị tổn thương, ung thư tới ‘gõ cửa’

6 giờ trước

Hai loại thịt nếu ăn nhiều sẽ làm tăng 14% nguy cơ đột quỵ, 'dẫn lối' cho ung thư

6 giờ trước

Nước hầm xương có khả năng giảm cân?

6 giờ trước

Vi khuẩn nguy hiểm có trong hàu sống

6 giờ trước

Những ai không nên ăn cá chép?

6 giờ trước

Những ai không nên ăn rau dền?

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình