Phụ Nữ Sức Khỏe

WHO họp khẩn cấp vì sự bùng phát virus Marburg chết người ngang ngửa dịch Ebola

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã triệu tập một cuộc họp “khẩn cấp” để bàn về phương sách đối phó với sự bùng phát của vi rút Marburg chết người ở Châu Phi.

Ảnh minh họa: Internet

Đợt bùng phát đầu tiên của vi-rút Marburg  Guinea Xích đạo đã khiến ít nhất 9 trường hợp tử vong, khiến các quan chức của WHO phải họp để thảo luận về tiến trình phát triển vắc-xin các phương pháp điều trị tiềm năng.

Virus Marburg một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất được nhân loại biết đến. Theo WHO, gây ra bệnh sốt với tỷ lệ tử vong lên tới 88%. WHO cũng nhận định căn bệnh này giống như Ebola, được truyền sang người từ dơi ăn quả lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch thể các bề mặt như ga trải giường quần áo của người bị nhiễm bệnh.

Ảnh minh họa: Internet

“Virus Marburg có khả năng lây nhiễm cao. Nhờ những hành động nhanh chóng và quyết liệt của chính quyền Guinea Xích đạo trong việc xác nhận căn bệnh này, chúng tôi có thể đưa ra các phản ứng khẩn cấp nhằm cứu sống người bệnh và ngăn chặn virus càng sớm càng tốt” - Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc WHO khu vực Châu Phi đã chia sẻ.

WHO cho biết các mẫu bệnh từ Guinea Xích đạo đã được gửi đến một phòng thí nghiệm Senegal để xác định nguyên nhân bùng phát dịch bệnh sau khi cảnh báo từ các quan chức y tế địa phương. Cho đến nay đã có 9 trong số 16 ca nghi nhiễm đã tử vong với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiêu chảy nôn ra máu.

Triệu chứng vi rút Marburg

Theo WHO, các triệu chứng đau phát triển nhanh chóng bệnh nhân thường xuất hiện các dấu hiệu chảy máu mũi, miệng và các bộ phận cơ thể khác nghiêm trọng trong vòng bảy ngày.

Ảnh minh họa: Internet

quan y tế cho biết thêm rằng bệnh nhân cũng có các biểu hiện như mắt trũng sâu, biểu cảm trống rỗng hôn cực độ nhiều ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Tử vong thường do nôn ra máu và có máu trong phân, chảy máu mũi, nướu răng âm đạo.

WHO cho biết họ đang cử các chuyên gia y tế thiết bị bảo hộ đến giúp các quan chức Guinea Xích đạo ngăn chặn dịch. nước láng giềng Cameroon, 1 trường hợp nghi ngờ đã được phát hiện vào tại Oramze, một đô thị giáp với Guinea Xích đạo quốc gia này đã hạn chế di chuyển trong khu vực.

Ảnh minh họa: Internet

George Ameh, đại diện quốc gia của WHO tại Guinea Xích đạo cho biết: ''Việc giám sát tại hiện trường đã được tăng cường để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh.''

Ông Ameh cũng chia sẻ thêm "Như bạn đã biết, theo dõi liên lạc liên lục là nền tảng trong phản ứng của chúng tôi đối với dịch bệnh. Việc triển khai lại nhóm giám sát COVID-19 đã có mặt để theo dõi liên lạc và cập nhập khẩn cấp rất có ích trong cách tình huống như thế này.'' 

Hiện tại không có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi-rút được chấp nhận để điều trị Marburg, nhưng WHO lưu ý rằng "một loạt phương pháp điều trị tiềm năng" đang được xem xét như uống nước hoặc tiêm tĩnh mạch giúp cải thiện khả năng sống sót. Một số phương thức điều trị hiện đang được đánh gi khả quan bao gồm các cách liên quan đến điều trị máu, liệu pháp miễn dịch, thuốc và vắc-xin tiềm năng.

Ảnh minh họa: Internet

Ông Ameh cho biết: ''Chúng tôi đang thực hiện kế hoạch ứng phó trong 30 ngày, khi đó chúng tôi có thể định lượng các biện pháp chính xác và định lượng nhu cầu chính xác là gì.''

Virus Marburg đã giết chết 90% trong số 252 ca nhiễm bệnh ở Angola vào năm 2004. Hai trường hợp tử vong cũng do bệnh Marburg đã được báo cáo ở Ghana vào năm ngoái. Loại virus hiếm gặp này được xác định lần đầu tiên vào năm 1967. Vào thời điểm đó, một số khỉ bị nhiễm bệnh được nhập từ châu Phi đã gây ra các đợt bùng phát tại nhiều phòng thí nghiệm ở Marburg, Frankfurt (Đức) và Belgrade (thủ đô của Nam Tư khi đó, nay là thủ đô của Serbia), khiến 7 người tử vong.

Theo NewYork Post

Linh Chi (Dịch)

Tin liên quan

4 dấu hiệu tố giác đường huyết tăng cao sau khi ăn mà ai cũng cần biết

Sau khi ăn dễ gặp tình trạng đường huyết tăng cao, điều này sẽ nguy hiểm hơn hẳn với người...

Báo động trầm cảm tuổi học đường: Học sinh đến khám và điều trị rối loạn tâm thần đang gia...

Theo các chuyên gia, trầm cảm tuổi học đường là 1 vấn đề đáng quan tâm hiện nay và đang...

Ăn cá chép muối ủ chua nhất định không được bỏ qua thao tác này để phòng tránh ngộ độc

Sau hàng loạt bệnh nhân nhập viện vì ăn cá chép muối ủ chua, các chuyên gia khuyến cáo người...

4 thói quen khiến gan sớm bị tổn thương, rút ngắn tuổi thọ của bạn

Có nhiều thói quen hàng ngày tưởng vô hại nhưng nó chính là nguyên nhân gây tác động xấu...

Da xuất hiện thứ này, coi chừng bệnh tiểu đường

Trong khi những dấu hiệu điển hình của tiểu đường là khát nước và đi tiểu nhiều hơn, một dấu...

Ăn sát giờ ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ, hại dạ dày và gây bệnh đường tiêu hóa -...

Nhiều người thường mắc sai lầm, đi ngủ ngay sau ăn. Điều này gây hại gì cho sức khỏe, vậy...

5 động tác yoga làm thông khí, giảm khó thở do viêm xoang

Viêm xoang có thể được điều trị bằng thuốc hay thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà...

Tin mới nhất

WATF - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

11 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

12 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

12 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

12 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

14 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình