Phụ Nữ Sức Khỏe

Triệu chứng đau xương hàm gần tai: Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh thường gặp này

Khi các bộ phận trong cơ thể gặp vấn đề, chúng thường báo hiệu cho bạn biết bằng những cơn đau. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu triệu chứng đau xương hàm gần tai là biểu hiện của bệnh gì và cách chữa trị hiệu quả.

Dấu hiệu đau xương hàm gần tai có thể là triệu chứng của nhiều bệnh. Trong đó, phải kể đến: Viêm khớp thái dương hàm, loạn năng thái dương hàm và sái quai hàm. Mỗi bệnh đều có những triệu chứng khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu kĩ để nhận biết, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

Viêm khớp thái dương hàm

dau xuong ham gan tai 1
 Viêm khớp thái dương hàm là căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Trên toàn bộ phần sọ mặt, khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất. Chúng bao gồm diện khớp của xương hàm dưới, diện khớp của xương thái dương và các thành phần khác như bao khớp, dây chằng, đĩa khớp, mô sau đĩa. Khớp thái dương hàm là khớp động để giúp cơ thể thực hiện các hoạt động như ăn uống, nói chuyện, nuốt,... 

Khi bộ phận này bị viêm, bệnh nhân sẽ thấy khớp hàm xuất hiện những cơn đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng trong vận động làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt. Đây là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở tất cả đối tượng nhưng tỉ lệ cao hơn ở nhóm nữ giới dậy thì và mãn kinh.

Triệu chứng

  • Cơn đau xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt, ở giai đoạn đầu đau nhẹ rồi tự khỏi
  • Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau dữ dội, liên tục hơn, đặc biệt đau khi ăn và nhai
  • Đau ở trong và xung quanh tai
  • Khó mở, đóng miệng, cử động hàm không linh hoạt
  • Khi mở miệng hoặc nhai thức ăn, nghe thấy tiếng kêu lục cục
  • Đau đầu, chóng mặt, mỏi cổ, đau tai, nhức thái dương
  • Phì đại cơ nhai ở vị trí khớp viêm khiến khuôn mặt phình to, mất cân đối

Nguyên nhân

dau xuong ham gan tai 2
Đau xương hàm gần tai có thể do trước đó bệnh nhân đã mắc bệnh lý về viêm, thoái hóa các khớp còn lại - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân hàng đầu khiến bạn mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm là do trước đó đã gặp các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp,... Trong đó, viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân chiếm đến 50% các trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, bệnh nhân thoái hóa khớp sau khi xuất hiện dấu hiệu viêm khớp cổ tay, gối, khuỷu tay, cuối cùng sẽ đến viêm khớp thái dương hàm. Đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi, khi cơ thể dần lão hóa thì bệnh càng có nguy cơ xảy ra cao.

Ngoài yếu tố nội tại, những nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến bệnh gồm có: tai nạn giao thông, ngã khi lao động, va đập khi chơi thể thao, há miệng rộng đột ngột, nghiến răng lúc ngủ, nhai kẹo cao su thường xuyên, sang chấn tâm lý, stress kéo dài, sau khi nhổ răng hàm, răng khôn,...

Phương pháp điều trị

dau xuong ham gan tai 3
 Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc giảm đau mà chỉ nên uống theo chỉ định của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể được bác sĩ chỉ định áp dụng một trong các phương pháp sau:

  • Uống thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm corticod, thuốc giãn cơ
  • Chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng
  • Chỉnh hình niềng răng, nhổ răng, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật xương ổ răng (nếu nguyên nhân gây bệnh liên quan đến răng hàm mặt)
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: không ăn thức ăn quá cứng hoặc dai, tránh nghiến răng, cắn móng tay, chống cằm, giữ tinh thần thư giãn, hạn chế stress

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm là căn bệnh không phổ biến nhưng một khi đã mắc phải, cuộc sống của người bệnh gặp ảnh hưởng rất nhiều. Nếu một ngày bạn bỗng dưng cảm nhận được độ bất thường của cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm, hiệu quả nhai suy giảm, há miệng khó khăn vì đau thì có thể bạn đã mắc phải loạn năng thái dương hàm.

dau xuong ham gan tai 4
Loạn năng thái dương hàm là cái tên xa lạ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống - Ảnh minh họa: Internet

Tại các nước phát triển, theo thống kê chỉ có khoảng 10% dân số mắc bệnh này. Tuy nhiên, chỉ một số ít trong đó có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Đến khi bệnh nhân nhận biết chính xác thì bệnh đã trở nặng, điều trị muộn dẫn tới nguy cơ hỏng khớp, xơ cứng khớp rất cao.

Triệu chứng

  • Không há miệng to được
  • Cảm giác mỏi cơ nhai, không thoải mái khi vận động hàm
  • Ban đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai
  • Đau ở các cơ nhai, khớp thái dương hàm, sau lan rộng dần có thể là toàn vùng đầu
  • Khi há miệng, nghe được tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm
  • Ù tai, chóng mặt, răng lung lay

Nguyên nhân

dau xuong ham gan tai 5
Căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân khiến vùng thái dương hàm "báo động đỏ" - Ảnh minh họa: Internet
  • Răng gặp vấn đề: mất răng, răng bị xô lệch, bị hàn răng, làm răng giả sai kỹ thuật, răng khôn mọc lệch,...
  • Tai nạn chấn thương quai hàm
  • Tật nghiến răng 
  • Bệnh nghề nghiệp: nhạc sĩ violon, tổng đài viên phải kẹp đàn, điện thoại vào cổ thường xuyên
  • Rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, mệt mỏi

Phương pháp điều trị

Điều trị không phẫu thuật: điều chỉnh răng (chỉnh răng mọc lệch, mang máng nhai để chữa nghiến răng, làm răng giả,...), ăn thức ăn mềm, uống thuốc giảm đau, an thần, xoa bóp vùng quai hàm.

Điều trị phẫu thuật: áp dụng cho trường hợp tổn thương không hồi phục, tổn thương nặng hay không đạt hiệu quả khi điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật.

Đau xương hàm gần tai, có thể do sái quai hàm

dau xuong ham gan tai 6
"Cười sái quai hàm" là có thật trong thực tế vì hoạt động há miệng quá mức có thể khiến vùng xương tại vị trí hàm bị ảnh hưởng - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng sái quai hàm thường xuất hiện khi bạn cười quá to hoặc há miệng quá rộng. Vì vậy, sẽ có những lúc bạn không kiểm soát được cảm xúc, hành động của mình, dẫn tới việc biến bản thân trở thành bệnh nhân.

Triệu chứng

  • Thường xuyên đau đầu, tai, mặt, cổ, vai
  • Tai thường xuyên bị ù, giảm cảm giác nghe, trường hợp nặng không thể nghe được
  • Ban đầu đau nhẹ, càng cử động quai hàm càng đau nhiều hơn
  • Cứng khớp tại vị trí nối giữa cổ và quai hàm gây khó khăn khi vận động cổ (đặc biệt vào buổi sáng thức dậy)
  • Nghe tiếng kêu lụp cụp khi há miệng, ăn uống

Cách chữa sái quai hàm

dau xuong ham gan tai 7
Chỉ nên nắn chỉnh hàm tại các bệnh viện, phòng khám uy tín - Ảnh minh họa: Internet

Khi bị đau xương hàm gần mang tai, dấu hiệu cho thấy bị sái quai hàm, người bệnh không nên tự ý nắn chỉnh hoặc nhờ người khác bẻ lại quai hàm. Việc làm này được đánh giá là vô cùng nguy hiểm vì nếu thực hiện không chính xác có thể khiến quai hàm bị sai lệch nặng hơn. Thậm chí, bệnh nhân còn có nguy cơ cao bị méo miệng, lệch hàm.

  • Vật lí trị liệu nắn lại quai hàm: bác sĩ giúp bệnh nhân nắn lại xương quai hàm bị lệch. Sau đó, bệnh nhân được đeo một thiết bị trên mặt để giữ cố định phần hàm đúng vị trí vừa nắn.
  • Phẫu thuật: được áp dụng trong trường hợp nặng và chỉ khi thật sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định bệnh nhân áp dụng phương pháp này.
  • Phương pháp hỗ trợ tại nhà: ngưng thói quen nhai nghiến răng hay ngáp to, cười lớn, tăng cường xoa bóp nhẹ nhàng vùng mặt, chọn ăn thức ăn mềm, lỏng, chườm khăn ấm khi bị co cứng hàm, giữ tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ,...

Triệu chứng đau xương hàm gần tai không gây nguy hiểm đến tính mạng và nếu được phát hiện càng sớm càng đạt được hiệu quả điều trị cao. Nắm được những thông tin trên đây, chị em sẽ có thêm kiến thức trong việc chẩn đoán sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình, từ đó giúp mọi người chữa trị kịp thời, nhanh hồi phục.

Bảo San (T.H)

Tin liên quan

Đau bụng trên rốn ở giữa: Chớ coi thường dấu hiệu nguy hiểm

Đau bụng trên rốn ở giữa có thể do rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó có...

Đau bụng trên âm ỉ có thể là dấu hiệu của những căn bệnh không ngờ này

Đau bụng trên âm ỉ là căn bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng này thường...

Tại sao không đau bụng khi hành kinh?

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến và xuất hiện đều đặn mỗi tháng khi đến kỳ kinh nguyệt...

Đau hố chậu phải - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Đau hố chậu phải là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nếu không phát hiện sớm và có...

Đừng chủ quan với bụi mịn trong không khí

Những tháng đầu năm 2019, hàng loạt đô thị lớn châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lâm...

5 thói quen cần bỏ để "xua đuổi" bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh chứa nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt...

Hội chứng sau cắt túi mật có nguy hiểm không?

Hội chứng sau cắt túi mật (PCS) là biểu hiện nhiều người thường gặp. Nó không chỉ ảnh hưởng trực...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

9 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

23 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

23 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

23 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

23 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 3 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 3 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 3 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình