Nội dung bài viết
Đau mắt trái là bệnh gì?
Đau mắt trái có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về mắt như tăng nhãn áp, u giả viêm,… Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau và đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ cùng các xương mặt cấu tạo nên.
Các tổ chức mềm của hốc mắt được bao bọc bởi cân thay vì áp trực tiếp vào xương hốc mắt. Vì thế, quá trình bệnh lý liên quan đến đau hốc mắt sẽ phát triển ở trong hoặc ngoài cân.
Khi đau hốc mắt người bệnh thường gặp vài triệu chứng như mi sưng, mắt lồi, song thị,… Đôi lúc gây đau và giảm sút thị lực. Ngoài ra bệnh còn báo hiệu các bệnh lý liên quan khác chẳng hạn tai mũi họng, huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh,…
Nguyên nhân đau mắt trái
Hiện tượng đau mắt trái hay hốc mắt trái không đơn giản là triệu chứng của bệnh liên quan về mắt mà nó còn là dấu hiệu báo động nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thông thường nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đau ở hốc mắt trái là do một số bệnh lý sau gây ra:
Viêm hốc mắt
Hốc mắt bị viêm do vi khuẩn hay nấm cùng các loại ký sinh trùng có hại xâm nhập và gây ra. Đặc biệt là một số bệnh nhân do bị chấn thương hay mụn nhọt gần khu vực cạnh mắt, miệng hay mũi,… cũng tác động trực tiếp đến vùng hốc mắt.
Do đó, bệnh viêm hốc mắt cần điều trị càng sớm càng tốt vì khối viêm thường có xu hướng lan rộng. Nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bệnh ở mạch máu
Một số bệnh thường gặp như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch não, phình tách động mạch chủ, thông động mạch cảnh – xoang hang, hẹp tĩnh mạch cảnh,… đều là những bệnh lý mạch máu gây ra tình trạng đau hốc mắt kèm theo triệu chứng đau đầu.
Biến chứng của tiểu đường
Đau mắt trái là biến chứng cơ bản mà người bệnh tiểu đường gặp phải. Do đó, nếu không điều trị sớm bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn và dẫn đến mù lòa. Thậm chí còn có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Tuyến giáp gây lồi mắt (Bệnh Graves)
Bệnh Graves là bệnh tuyến giáp gây lồi mắt với những biểu hiệu cơ bản như chói mắt, chảy nước mắt sống, đôi lúc kèm theo cảm giác nóng rát,… Một số trường hợp còn bị cơ mi trên co rút làm cho mắt lồi ra giống như trợn mí.
Riêng mí dưới lại phù nề để lâu có khả năng bị liệt, sung huyết, mi nhắm không kín dẫn đến các biến chứng như loét giác mạc, khô mắt,…
Viêm xoang
Bệnh nhân mắc viêm xoang thường có cảm giác đau khi thời tiết thay đổi. Vị trí đau chủ yếu là ở vùng trán gần mắt, đau mắt trái và cơn đau nặng hơn khi hít hoặc khịt mũi. Một số trường hợp còn kèm theo xuất tiết mũi họng và sốt cao.
Đặc biệt khi cúi đầu xuống cảm thấy đau 2 hốc mắt và đau thần kinh trên hố thì có khả năng bị viêm xoang. Vì thế, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bệnh U
Các u hốc mắt thường có thể lành tính hoặc ác tính. Đặc biệt thường gặp cả trẻ em và người lớn.
- U hốc mắt ở trẻ em lành tính có u nang dạng bì, loạn sản xơ còn ác tính là u sacom xơ vân và u xương ác tính.
- U hốc mắt ở người lớn lành tính có bệnh u màng não, u dây thần kinh thị giác. Còn u ác tính là di căn và u bạch huyết,…
Đối với u nang bì thì thường xảy ra phổ biến với những cục bướu không gây đau đớn từ lúc nhỏ và không cần cắt bỏ. Trừ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác hoặc gây lóa mắt.
Do chấn thương
Đau hốc mắt trái cũng có thể là do xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt,… xảy ra lúc bị chấn thương.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải dấu hiệu này do nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì thế, nếu hốc mắt đang có biểu hiện khác thường thì cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị đúng đắn.
Cách chữa đau mắt trái
Dùng thuốc nhỏ mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt là cách giúp giảm nhanh chứng đau nhức mắt trái. Người bệnh có thể dùng dung dịch muối pha loãng hoặc thuốc nhỏ mắt. Đặc biệt tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra không được lạm dụng thuốc nhỏ mắt vì nó có chứa dược chất có nguy cơ làm cho tình trạng đau mắt nặng hơn.
Sử dụng lòng bàn tay
Dùng lòng bàn tay áp nhẹ nhàng lên hốc mắt trái có thể giúp người bệnh cảm thấy đỡ căng mắt và bớt đau nhức hơn. Cách thực hiện:
- Đầu tiên bắt chéo hai bàn tay và lòng bàn tay hướng vào người
- Tiếp tục áp nhẹ nhàng lòng bàn tay lên mắt
- Giữ trong vòng 30 giây sau đó thả lỏng. Thực hiện lại từ 5 – 6 lần nếu cần để giảm tình trạng đau nhức mắt hiệu quả.
Đảo mắt
Nhắm mắt lại và tập trung thở sâu kết hợp thực hiện những động tác sau:
- Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ. Sau đó đảo ngược lại đúng 1 vòng
- Thực hiện động tác trên 20 lần. Chú ý nên làm chậm rãi và dần nhanh lần lên
- Áp dụng từ 2 – 4 lần/ngày để giúp giảm nhanh triệu chứng đau hốc mắt.
Dùng túi trà thảo mộc làm gạc
Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, hoa cúc xuxi, oregen grape/barberry,… đều chứa các thành phần kháng viêm làm dịu mắt. Cách thực hiện:
- Cho túi trà vào cốc nước sôi. Ngâm trà khoảng 5 phút hoặc đến khi nước ấm
- Vắt bớt nước trong túi trà và đắp lên hốc mắt trái. Ngả đầu ra sau và thả lỏng. Chờ đến khi túi trà nguội hẳn thì lấy ra.
Thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi
Nên cho mắt nghỉ ngơi nhiều lần trong ngày theo nguyên tắc 20 – 20 – 20. Nghĩa là cứ 20 phút mắt sẽ được nghỉ ngơi bằng cách nhìn vào một vật cách xa ít nhất 6m trong vòng 20 giây. Bởi việc tập trung vào máy tính trong khoảng thời gian dài có thể làm cho tình trạng đau mắt nghiêm trọng hơn.
Vì thế cứ 1 giờ đồng hồ người bệnh cố gắng đứng lên và di chuyển xung quanh. Điều này giúp cơ thể thoải mái hơn đồng thời mắt không bị đau nhức.
Thăm khám bác sĩ
Nếu áp dụng các biện pháp trên trong vòng 2 – 3 ngày mà triệu chứng đau mắt trái vẫn không thuyên giảm thì cách tốt nhất là nên tìm khám bác sĩ. Đặc biệt là theo dõi chi tiết những biểu hiện của mắt để có thể cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây đau mắt và tìm cách điều trị hiệu quả.
Một số lưu ý khi bị đau mắt trái
- Luôn đeo mắt kính mát khi ra ngoài để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn gây dị ứng,…
- Đảm bảo kính đeo mắt luôn được vệ sinh sạch sẽ
- Không dùng trà xanh hay trà đen để làm gạc vì chúng có chứa hàm lượng tannin cao gây hại cho các mô mỏng manh ở mí mắt.
- Thường xuyên vệ sinh mắt hàng ngày với nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt.
- Tránh dùng tay chạm vào mắt.
- Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít/ngày
- Thăm khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nếu triệu chứng đau mắt trái xuất phát từ những nguyên nhân do nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra thì khả năng cơn đau kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, người bệnh cần phát hiện dấu hiệu kịp thời và điều trị đúng cách để có được sức khỏe tốt nhất.