Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ vô tình bị trầm cảm do bố mẹ thường xuyên làm việc này mỗi ngày

Đáng nói, phụ huynh thời nay ai cũng mắc phải lỗi sai này khiến con rơi vào trầm cảm.

Ngày nay, điện thoại đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thậm chí, nó còn khiến bạn bỏ qua những người gần gũi nhất trong tim mình, đưa chúng ta vào không gian riêng biệt.

Một đứa trẻ cầm điện thoại lướt web, nghe nhạc, chơi game... dù là theo cách nào chăng nữa cũng khiến người lớn không hài lòng. Trẻ dùng điện thoại thường xuyên, liên tục có thể ảnh hưởng thị lực, sức khỏe nói chung. Trẻ dùng điện thoại quá nhiều cũng tăng nguy cơ trầm cảm. Nhưng bố mẹ có biết, phụ huynh dùng điện thoại quá nhiều cũng khiến con bị trầm cảm?

Một em bé dù mới chập chững biết đi hay đang trong giai đoạn dậy thì đều không thể nào hạnh phúc nếu thấy bố mẹ thường xuyên mải mê với chiếc điện thoại trên tay. Có không ít em bé gào khóc bố mẹ hãy chơi với mình nhưng điện thoại - nơi có những công việc quan trọng cần trao đổi, có những thứ giải trí cuốn hút... đôi khi khiến phụ huynh quên mất mình đang ở cạnh con, cần dành thời gian cho con. Một em bé không hạnh phúc rất dễ mắc phải nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện đại. Trầm cảm là một trong số đó.

Thay vì những đêm ôm con vào lòng âu yếm trước khi đi vào giấc ngủ, bạn chỉ ôm điện thoại. Khi con hỏi, bạn ỡm ờ đáp một vài câu cho xong chuyện. Con hỏi nhiều quá, quấn quanh như cái đuôi khiến bạn thấy phát phiền và cáu kỉnh.

Những đứa trẻ ấy thực ra đang cần sự quan tâm của bố mẹ chúng mà thôi. Phản ứng của bố mẹ khiến chúng đau lòng. Có trẻ khóc òa. Có trẻ ấm ức, tủi hờn trong im lặng. Lần này qua lần khác, chúng sẽ dần thay đổi và rơi vào trầm cảm.

Đây không phải là một nhận định mang tính suy đoán! Indiatimes đưa tin, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc, công bố trên Tạp chí Tuổi thanh xuân khẳng định, cha mẹ phớt lờ con cái và mải mê sử dụng điện thoại thông minh có thể khiến các bé có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Cụ thể, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu 530 trẻ trong độ tuổi 10-18 để xem chúng có phải là nạn nhân của việc thường xuyên dùng điện thoại từ cha mẹ mình, bị cha mẹ phớt lờ...

Những đứa trẻ được đưa ra 2 bảng câu hỏi. Ở bảng câu hỏi 1, trẻ phải xếp hạng việc sử dụng điện thoại của bố mẹ khi ở cạnh mình từ thang điểm 1 (không bao giờ) đến 5 (mọi lúc). Ở bảng câu hỏi 2, các nhà nghiên cứu hỏi trẻ 20 câu hỏi để xếp mức độ trầm cảm từ không bị đến tình trạng bệnh nặng.

Sau khi đánh giá dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan đáng chú ý. Theo kết quả, cha mẹ càng dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh khi ở gần con cái thì trẻ càng dễ bị trầm cảm. Trẻ cảm thấy bị từ chối, ít được yêu thương và không cảm nhận được sự ấm áp khi cha mẹ nhìn chăm chú vào màn hình.

Theo Webmd, trẻ bị trầm cảm thường có những biểu hiện sau:

- Mất tập trung học tập, nghiện điện thoại, ti vi... mà không cần biết đến những người thân xung quanh.Mất ngủ, khó ngủ với biểu hiện trằn trọc, mệt mỏi, thời gian ngủ mỗi ngày chỉ còn 4-5 giờ.

- Trẻ hay than phiền mệt mỏi, có dấu hiệu biếng ăn, hay cáu gắt, bi quan, chán nản, cảm giác tự ti khi không bằng bạn bè, không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình.

- Lo lắng quá mức đi kèm những biểu hiện đau đầu, chóng mặt, căng cứng cơ... hoặc trẻ luôn trong tình trạng bất an, miệng khô, khó nuốt, sợ đến trường.

- Thường xuyên mệt mỏi vô cớ.

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ dù đang ăn hay dành thời gian cho gia đình thì tuyệt đối không đụng vào bất cứ thiết bị điện tử nào. Hãy để thời gian ngồi ăn uống, gia đình tụ họp cùng nhau là thời gian không điện thoại, không ti vi... Hãy để khu vực này trở thành khu vực kết nối cả gia đình với nhau. Để con trẻ cảm nhận rõ cuộc sống được yêu thương, đầu tiên hãy bỏ điện thoại xuống.

Khi có những khoảng thời gian sum vầy đông đủ này, đừng quên tâm sự, chuyện trò, hỏi han con cái. Cha mẹ cũng đừng quên thể hiện tình cảm, sự yêu thương cho con bằng những cái ôm ấm áp, sự quan tâm đến các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của con...

Theo Tiểu Nguyễn/Tổ Quốc

Tin liên quan

'Cha mẹ quát mắng, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn ngữ'

Theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung, cha mẹ mắng chửi, đe dọa, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn...

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lùn: Thực hư thế nào?

Không ít phụ huynh khi thấy con mình dậy thì sớm đã chủ quan nghĩ rằng việc này không sao,...

Những việc làm của cha mẹ vô tình khiến con trai bất hiếu

Nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ đã vô tình gieo vào lòng con trai một “mầm...

Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc khi trẻ bị F0, điều cần thiết cho các bậc cha mẹ

Dưới đây là hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ F0 hằng ngày trong Sổ tay chăm sóc cho...

Sữa mẹ đặc hay loãng mới tốt cho con?

'Màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Sữa mẹ màu vàng có tốt không?' - là những câu hỏi...

Quan tâm hướng dẫn khi cho trẻ sử dụng điện thoại kết nối internet

Internet chứa khối lượng thông tin khổng lồ có thể giúp trẻ học tập và giải trí, song sẽ có...

Áp lực trẻ vị thành niên: Đừng coi con là món "trang sức" lúc trẻ, trụ cột khi bố mẹ...

Hàng loạt vụ trẻ vị thành niên tự tử thời gian qua đang khiến nhiều gia đình lo lắng. Phải...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình