Phụ Nữ Sức Khỏe

Áp lực trẻ vị thành niên: Đừng coi con là món "trang sức" lúc trẻ, trụ cột khi bố mẹ về già

Hàng loạt vụ trẻ vị thành niên tự tử thời gian qua đang khiến nhiều gia đình lo lắng. Phải chăng trẻ đang phải gánh quá nhiều áp lực từ chính bố mẹ, gia đình?

Con đang chịu áp lực quá lớn

Theo Master Coach Ánh Đặng - Chuyên gia tâm lý tình cảm hôn nhân gia đình, áp lực ở một khía cạnh nào đó là một điều tốt, áp lực có tính khuôn phép, áp lực tạo ra động lực và áp lực tạo cho con người ý chí để phấn đấu. Con người muốn phát triển bắt buộc phải có áp lực. Tuy nhiên nếu áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của học sinh.

Theo chị Ánh Đặng, năng lực của con người còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như gen, môi trường sống và năng lực nội tại của từng người. Vì vậy, mỗi đứa trẻ sẽ có những ưu điểm riêng trong từng chuyên môn khác nhau nhưng bố mẹ lại không quan tâm đến điều đó mà bằng mọi cách bắt con phải học giỏi đều tất cả các môn.

“Nhiều bậc phụ huynh vô thức coi con cái như một món đồ trang sức và yêu cầu con phải học thật giỏi, con phải học thật xuất sắc để bố mẹ hãnh diện về con, bố mẹ khoe với bạn bè họ hàng con tôi học giỏi, con tôi học trường này trường kia để mát mặt với đời”, chị Ánh Đặng cho hay.

Chuyên gia tâm lý này cho rằng, nhiều ông bố bà mẹ không quan tâm con mình có giỏi thật sự hay không mà chỉ quan tâm con đứng thứ mấy lớp, điểm của con là bao nhiêu, con có đỗ trường này trường kia hay không nhưng thực học của con lại ít người để tâm.

Đó là những hiện tượng của xã hội và các ông bố bà mẹ không quan tâm đến việc thực học của con mà chỉ quan tâm đến bề mặt, coi con cái như món đồ trang sức để "đẹp mặt" bố mẹ. Áp lực từ bố mẹ lên con cái có thể xuất phát từ những sự kỳ vọng, mong muốn thầm kín của đấng sinh thành khi coi con như đồ trang sức, thẻ bảo hiểm, coi con như trụ cột khi bố mẹ về già.

Cũng theo vị chuyên gia này, ngoài áp lực phải hiểu bài, trẻ còn phải chịu áp lực từ sự mong chờ của bố mẹ, chính điều này tạo cho con cái áp lực là phải học, học điên cuồng. Đây là một trong những lí do khiến trẻ bị áp lực rất lớn trong học hành.
 

“Các con đang hình thành bản sắc cá nhân nên những gì thể hiện ra bên ngoài như tô son, trau chuốt bản thân ở trẻ đối với các bậc cha mẹ là những sự không dễ thương và bố mẹ quy chụp luôn con mình hư hỏng. Ở lứa tuổi này về bản năng của con là thu hút giới vì vậy những biểu hiện bên ngoài của con là hoàn toàn bình thường và đúng với lứa tuổi”, Chuyên gia Ánh Đặng phân tích.

Tuy nhiên, hầu hết các ông bố bà mẹ Việt không mấy quan tâm đến những thay đổi đó ở con mà chỉ hỏi hôm nay con đi học được mấy điểm. Bố mẹ áp đặt các góc nhìn, quan điểm sống và trải nghiệm của mình lên con thậm chí không quan tâm, không thừa nhận năng lực, ý kiến cảm xúc và sự phát triển của con.

Vị chuyên gia này đưa ra một ví dụ về lứa tuổi teen khi con gái ở độ 13, 14 tuổi, con trai 14, 15 tuổi, đặc điểm ở lứa tuổi này là thích thu hút giới nhưng những biểu hiện “bất thường” của trẻ hay bị người lớn "quy chụp và kết tội" nên nhiều gia đình có con ở lứa tuổi này thường xảy ra mâu thuẫn khi bố mẹ và con cái không hiểu nhau.

Cần tôn trọng, tìm cách thấu hiểu con cái

Con cái như một vị khách mà bố mẹ mời tới, các con không đòi sinh ra trên đời vì vậy ngay từ khi sinh con ra cha mẹ đã nhận trách nhiệm là giáo dục và nuôi dưỡng con như một bản thể độc lập. Bố mẹ nên nghiên cứu tâm sinh lý ở lứa tuổi này để hiểu xem con mình đang cần gì, đang muốn gì từ đó có sự giúp đỡ con kịp thời.

Đưa ra giải pháp, chuyên gia này cho rằng mỗi ngày bố mẹ nên dành ít nhất 15 – 20 phút để tâm sự với con, để hiểu con, trò chuyện với con và coi con như một người bạn từ đó giữa cha mẹ với con cái có sự kết nối và các con sẽ lắng nghe cha mẹ nhiều hơn.

Chị Ánh Đặng chia sẻ, con cái cần cha mẹ yêu thương mình vô điều kiện nhưng hầu hết cha mẹ Việt đều coi con như một cái "thẻ bảo hiểm". Cha mẹ trông chờ quá nhiều vào việc chu cấp của con khi về già. Vì thế, ngay từ nhỏ các ông bố bà mẹ đã hướng con mình đến việc phải học giỏi, phải làm "ông này bà kia" để sau này còn nuôi em, nuôi bố mẹ. Chính vì những áp lực như vậy mà đứa trẻ không hạnh phúc ngay khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Bạo lực cảm xúc xảy ra khi bố mẹ không hiểu về những khó khăn ở lứa tuổi này của con và liên tục tạo thêm áp lực. Mỗi đứa trẻ là một cá thể vì thế chúng có quyền phát triển bản thân theo cách của chúng nhưng cha mẹ lại kiểm soát và áp đặt con quá mức vô tình làm mất đi bản sắc riêng của con.

Theo Hải Phượng/Nhịp Sống Miền Tây

Tin liên quan

Dấu hiệu đau bụng ở trẻ cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ. Một số trường hợp đây là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm,...

Phạt con 5 tuổi nằm giữa trời nắng 42 độ C, bà mẹ bị chỉ trích dữ dội

Phạt con bằng cách trói lại và để trên mái nhà trong cái nóng khủng khiếp, bà mẹ Ấn Độ...

Tập thể dục khi mang thai giúp ích cho chức năng phổi của em bé

Các nhà nghiên cứu Scandinavia cho biết tập thể dục khi mang thai không chỉ tốt cho người mẹ mà...

Trẻ stress, trầm cảm mùa thi: Áp lực thi cử như "giọt nước tràn ly"

Theo BS. Dương Minh Tâm, phần lớn các em bị stress mãn tính, quá trình stress âm thầm từ nhiều...

Áp lực 'con nhà người ta'

"Sao mẹ luôn so sánh con với người khác? Con có gì không bằng họ?", Thục Anh hét lớn, bỏ...

Cha mẹ cần làm gì để con bớt áp lực thi cử?

Mùa thi đang cận kề kéo theo nỗi lo lắng, căng thẳng, stress… cho bao sĩ tử. Cha mẹ...

Con cái mong muốn điều gì nhất ở cha mẹ?

Có nhiều điều con cái mong muốn cho hạnh phúc tương lai của chúng nhưng điều đơn giản và ý...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình