Phụ Nữ Sức Khỏe

'Cha mẹ quát mắng, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn ngữ'

Theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung, cha mẹ mắng chửi, đe dọa, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn ngữ nhưng dễ bị hiểu nhầm là dạy con.

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Thường trực Ủy ban Pháp luật) cho rằng, nhiều hành vi phổ biến nhưng khó để nhận biết và phân biệt có phải bạo lực tinh thần hay không. Đơn cử như việc quát mắng con, phụ huynh cho rằng đó là dạy dỗ nhưng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy hành vi này gây ra hậu quả khôn lường.

"Cha mẹ mắng con dẫn đến tổn thương về tinh thần như thay đổi tiêu cực cấu trúc não bộ; ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ. Những lời nói đay nghiến, đe dọa, chì chiết của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, tự ti, dằn vặt, tự cho rằng là người kém cỏi, vô dụng", bà Nhung nói và nhấn mạnh hậu quả này có thể kéo dài cả đời và đặc biệt nguy hiểm với trẻ em - nhóm dân số còn non nớt, chưa đủ khả năng tự bảo vệ.

Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trong số trẻ bị bạo lực, có 11% bị đòn roi, đánh đập; 16% bị ném đồ vật vào người; gần 57% bị bạo hành tinh thần dưới dạng đe dọa, mắng chửi, chì chiết.

Dẫn chứng một nhà nghiên cứu cũng từng nói "kẻ giết người, hủy hoại cuộc đời của một đứa trẻ không phải là trò chơi mà chính là bạo lực ngôn ngữ của cha mẹ", bà đề nghị dự luật cần quy định cụ thể để dễ nhận diện những hành vi bạo lực nêu trên.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung. Ảnh: Media Quốc hội

Đồng tình với những quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Hà (giáo viên ở Bắc Ninh) cũng đề nghị bổ sung giải pháp trợ giúp trẻ bị bạo lực gia đình. Dự thảo luật hiện tập trung vào hỗ trợ người lớn bị bạo lực mà chưa cân nhắc đến nhóm đặc thù là trẻ trực tiếp bị bạo hành hoặc phải chứng kiến bạo hành gia đình.

"Luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này, trong đó thể hiện tính nhạy cảm về giới, độ tuổi, sự phát triển của trẻ", bà Hà đề nghị và lưu ý, ngoài hỗ trợ nhu cầu thiết yếu về y tế, tâm lý, pháp lý, các cơ quan cần có biện pháp hỗ trợ trẻ không bị gián đoạn việc học tập trong thời gian điều trị tổn thương về thể chất, tâm lý.

Tại Điều 30 quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, bà Hà đề nghị bổ sung biện pháp bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nuôi dạy con theo phương pháp kỷ luật tích cực, không dùng bạo lực. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần trang bị kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn phát triển kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực, khen thưởng, khích lệ...

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM) đề nghị ban soạn thảo "hãy quan tâm, lắng nghe điều trẻ em muốn nói", đồng thời nghiên cứu, rà soát các quy định tại Luật Trẻ em năm 2016 để không mâu thuẫn với các nguyên tắc và đảm bảo quyền của trẻ em.

Bà Trân cũng đề nghị quy định trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là chủ trì, phối hợp với các cơ quan để tổng hợp, thống kê số lượng phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trong gia đình.

"Tôi đề nghị bổ sung thêm các biện pháp xử lý đối với người gây bạo lực nhưng chưa đến mức phải xử phạt về hành chính như phạt lao động công ích, giáo dục tại cộng đồng, ký cam kết không vi phạm", bà nói.

Dự án luật Phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi lần đầu trình xin ý kiến Quốc hội, dự kiến thông qua vào kỳ họp cuối năm.

Theo Hoàng Thùy - Viết Tuân/VnExpress

Tin liên quan

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lùn: Thực hư thế nào?

Không ít phụ huynh khi thấy con mình dậy thì sớm đã chủ quan nghĩ rằng việc này không sao,...

Những việc làm của cha mẹ vô tình khiến con trai bất hiếu

Nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ đã vô tình gieo vào lòng con trai một “mầm...

Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc khi trẻ bị F0, điều cần thiết cho các bậc cha mẹ

Dưới đây là hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ F0 hằng ngày trong Sổ tay chăm sóc cho...

Sữa mẹ đặc hay loãng mới tốt cho con?

'Màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Sữa mẹ màu vàng có tốt không?' - là những câu hỏi...

Quan tâm hướng dẫn khi cho trẻ sử dụng điện thoại kết nối internet

Internet chứa khối lượng thông tin khổng lồ có thể giúp trẻ học tập và giải trí, song sẽ có...

Áp lực trẻ vị thành niên: Đừng coi con là món "trang sức" lúc trẻ, trụ cột khi bố mẹ...

Hàng loạt vụ trẻ vị thành niên tự tử thời gian qua đang khiến nhiều gia đình lo lắng. Phải...

Dấu hiệu đau bụng ở trẻ cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ. Một số trường hợp đây là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm,...

Tin mới nhất

Bất thình lình không báo chồng, về quê thăm bạn thân mới sinh thì tôi 'giận run người' khi thấy...

1 giờ trước

Đàn bà dại thương chồng, đàn bà khôn tự thương mình

1 ngày 2 giờ trước

Những "đặc quyền" chỉ phụ nữ khôn ngoan mới có, phụ nữ dại mơ cũng không được

1 ngày 2 giờ trước

Cực khổ 5 năm mới trả hết nợ cho nhà chồng, thấy bữa trưa của mẹ chồng tôi mới vỡ...

1 ngày 2 giờ trước

Biết tôi nằm viện, chồng cũ đến thăm kèm 1 tỷ nhưng tôi đuổi thẳng anh ta ra ngoài

1 ngày 2 giờ trước

Tôi đưa bạn gái tới ra mắt anh trai, trong bữa ăn cô ấy bất ngờ quỳ xuống xin một...

1 ngày 2 giờ trước

10 giờ đêm mới đi làm về, vừa hôn vợ, con trai liền nói một câu làm tôi tái mặt

2 ngày 1 giờ trước

Gọi 10 cuộc vợ không nghe, tôi lái xe vượt 100km về ngay trong đêm rồi hoảng hốt với cảnh...

2 ngày 1 giờ trước

Thấy chị dâu tương lai xin tiền anh trai ăn trưa, tôi khuyên bỏ gấp nào ngờ anh nói ra...

2 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình