Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ sơ sinh bị uốn ván vì sự chủ quan của người lớn

Bệnh uốn ván sơ sinh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, sinh tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ không qua khỏi rất cao. Ảnh: Freepik.

Thông thường, bệnh uốn ván xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ không qua khỏi lên đến 80%.

Bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, cho biết đã có trường hợp bé 1 tháng tuổi không qua khỏi do bệnh uốn ván sơ sinh. Trong quá trình mang thai, mẹ bé không đi khám thai, không tiêm phòng vaccine uốn ván, bé được sinh rớt tại nhà và bố cắt rốn bằng dao lam, không băng rốn.

Uốn ván xảy ra ở trẻ sơ sinh 3-28 ngày tuổi, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, chủ yếu qua đường rốn trong quá trình sinh, do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng, tay người đỡ đẻ không vô khuẩn, băng gạc không vô trùng.

Ở thời kỳ toàn phát, trẻ bị uốn ván sẽ sốt 38-39 độ C, có khi lên 41 độ C, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng càng ngày càng rõ, không bú được, dần dần xuất hiện co giật và co cứng.

Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, 2 tay nắm chặt. Nếu cơn giật nhẹ, da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

"Đây là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ không qua khỏi hàng đầu trong các bệnh ở trẻ em. Tỷ lệ không qua khỏi khi trẻ mắc bệnh rất cao, nhất là những trẻ có thời gian ủ bệnh ngắn", bác sĩ Hồng nói.

Do đó, bác sĩ Hồng khuyến cáo phụ nữ có thai hãy tiêm vaccine phòng uốn ván, để bảo vệ trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh.

Theo Nguyễn Thuận/Tri thức

Tin liên quan

Bé trai ở TP.HCM phải thở máy sau 4 ngày sốt

Sau nhiều ngày sốt liên tục, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng, ói và được chẩn đoán...

Quyết định gây xúc động của người phụ nữ khi IVF tìm con

Mang trong mình căn bệnh lạc nội mạc tử cung mạn tính, nhưng khát khao có luôn cháy bỏng, chị...

Thai phụ 27 tuổi mắc sốt xuất huyết nặng bất ngờ chuyển dạ

Thai phụ 27 tuổi bị sốt xuất huyết, nhập viện trong tình trạng kiệt sức, sốt cao liên tục, có...

Phụ huynh đóng tiền ‘nuôi’ app trường học rồi bỏ xó vì thấy vô dụng

Phụ huynh phàn nàn ứng dụng trường học tốn kém nhưng không mang lại hiệu quả. Nhiều người không động...

Nguyên tắc ăn uống cần thiết cho bà bầu bị tiểu đường

Khi bị tiểu đường, bà bầu cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát lượng đường...

Liên tiếp trẻ ở TP.HCM nhập viện vì sốc sốt xuất huyết nặng

Vài tuần gần đây, số ca nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng đang tăng. Bác sĩ cảnh...

Dấu hiệu trẻ bị viêm não

Con tôi bị sốt cao liên tục 2 ngày nay, bé còn nôn, đau mỏi người, mệt mỏi nhiều. Xin...

Tin mới nhất

Cách làm nước chấm mù tạt

1 giờ trước

Xào thịt bò lúc dầu nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn kém ngon

1 giờ trước

6 lợi ích bất ngờ khi uống nước ép cà chua hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết

1 giờ trước

Trứng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng ăn thế nào mới đúng cách?

1 giờ trước

Được mệnh danh là "trùm" dinh dưỡng, quả chuối mang đến nhiều công dụng bất ngờ không phải ai cũng...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quả mận?

21 giờ trước

Ăn xoài thường xuyên có tốt không? 4 công dụng tuyệt vời của xoài đối với sức khỏe

21 giờ trước

Bật mí 2 cách làm thịt bò xào tỏi thơm mềm đậm vị

1 ngày 19 giờ trước

Cách bảo quản đậu bắp giữ được lâu

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình