Khi giao mùa, khí hậu thời tiết dễ thay đổi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người, đặc biệt là kẻ sơ sinh. Đồng thời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện thì các vấn đề về hô hấp, tai mũi họng luôn là nỗi trăn trở lớn của các bậc phụ huynh.
Ngoài ra, bởi trẻ khi đó còn non nớt, rất nhạy cảm với thời thiết, nên việc trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp là điều khó tránh khỏi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan về triệu chứng này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và ho
Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến gây những triệu chứng cho đường hô hấp của trẻ. Đồng thời, do tiết trời thay đổi, việc cho trẻ mặc không đủ ấm hoặc quá ấm sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị ho. Thông thường khi trẻ bị cảm lạnh sẽ có các triệu chứng như ho, ngạt mũi, sổ mũi thì sẽ kèm theo đau họng, hắt hơi chảy nước mắt.
Cảm cúm: cầm phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm. Bởi cảm cúm có hầu hết các triệu chứng của cảm lạnh, tuy nhiên cảm cúm lại khiến cơ thể mệt mỏi hơn, có thể bị đau ê ẩm, đau họng và không muốn ăn. Khi trẻ lười bú, rất có thể do đau họng do bệnh cúm gây nên.
Nước nhầy bào thai: hiện tương ngạt mũi không kèm dấu hiệu nào khác có thể do nước này bào thai vẫn còn tồn đọng, chưa được xử lý.
Do dị ứng, dị vật: Dị ứng cũng khiến trẻ ho, ngạt mũi, hắt hơi, mắt đỏ, ngứa và hay quấy khóc. Ngạt mũi, chảy nước mũi do vị vật gây nên khiến bé khó chịu, đau đớn cho bé. Bố mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.
Trị ngạt mũi và ho cho trẻ sơ sinh khồng cần dùng thuốc
Tạo độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí thích hợp khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn, xoa dịu cơn ho và ngạt mũi. Đồng thời, các bậc phụ huynh có thể xông hơi cho bé trong khoảng 15-20 phút, trong đó, cứ 5 phút lại cho bé ra ngoài.
Tăng cường bú mẹ: Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, nó giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó khi có biểu hiện của bệnh hô hấp, mẹ nên tăng cuòng cho bé bú sữa mỗi ngày. Có thể ho, ngạt mũi sẽ khiến bé biếng ăn, khi đó mẹ cần chia nhỏ lượng sữa cho bé bú thành nhiêu lần trong ngày.
Sử dụng nước mối sinh lý: Đây là biện pháp an toàn và khá phổ biến giúp chữa ngạt mũi cho bé. Muối có tính kháng khuẩn nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Đồng thời, có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hoặc tự pha nước muối. Lưu ý, mỗi lần chỉ nên nhỏ 1 giọt 1 bên mũi và không nên đưa sâu ống dẫn vào hốc mũi bé, sau đó nên massage nhẹ 2 bên mũi. Đặc biệt, nên lau sạch lọ nhỏ mũi sau khi nhỏ xong một bên mũi cho bé trước khi tiếp tục nhỏ sang bên lỗ mũi thứ hai để đảm bảo vệ sinh
Dùng dụng cụ hút mũi: Sau khi nhỏ mũi, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút các chất dịch nhầy. Tuy nhiên, cần lưu ý khi đặt ống vào mũi bé cần bóp bầu cao su trước một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra.
Dùng tinh dầu bạc hà: Đây là loại dầu giúp kích thích các mạch máu dãn ra, giúp không khí đi vào dễ dàng hơn để bé hít thở khi bị ngạt mũi. Ngoài ra, cũng có thể đốt một chút tinh dầu bạc hà trong phòng để giúp bé dễ thở hơn hoặc cho vào bồn tắm lúc xông hơi cho bé. Lưu ý, chỉ nên cho 1 chút thôi nếu liều lượng quá mạnh có thể khiến trẻ bị khó thở.