Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ em Việt thiếu máu dinh dưỡng còn cao: 4 dấu hiệu nhận biết

Tại Việt Nam 60% trẻ thiếu kẽm, cứ 3 trẻ lại có một trẻ thiếu sắt. Tình trạng thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và ngược, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ

Nhiều trẻ thiếu sắt máu, thiếu kẽm dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng

Báo cáo tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 cho thấy, ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi có đến 60% trẻ thiếu kẽm. Trong khi đó, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Tình trạng thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và ngược lại. Việc thiếu các vi chất điển hình cho quá trình tạo máu nên dẫn đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em vẫn ở mức cao đáng quan tâm. 

Theo TS.BS Dương Bá Trực - Nguyên Trưởng khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ càng nhỏ, nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng càng cao. Trong thực tế, thiếu máu dinh dưỡng gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh đến 5 tuổi. 

TS Trực phân tích: "Ở độ tuổi này, trẻ dễ gặp các vấn đề nhiễm trùng. Tình trạng ốm đau thường xuyên khiến dinh dưỡng trẻ kém đi, tạo thành một vòng luẩn quẩn: Trẻ ốm, ăn uống kém, sức đề kháng giảm. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, trẻ gặp tình trạng biếng ăn, đây cũng là nguyên nhân dễ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ đặc biệt là kẽm và sắt".

TS-BS Dương Bá Trực - Nguyên Trưởng khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện Nhi Trung ương tại hội thảo khoa học "Cập nhật chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở trẻ em".

Theo một nghiên cứu của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á Seanuts, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam chỉ đáp ứng 50% nhu cầu vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu sắt, kẽm tương đồng với số liệu Viện Dinh dưỡng công bố.

Sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin, myoglobin, protein, enzyme… trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào, tham gia giải phóng năng lượng, tham gia chuyển hóa DNA cùng nhiều chức năng khác. Thiếu sắt, cơ thể không có đủ nguyên liệu sản xuất hemoglobin gây thiếu máu dinh dưỡng.

Trẻ nhỏ sau 6 tháng tuổi, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt tăng cao và thường thiếu cùng nhau (Ảnh minh họa: Getty).

Bên cạnh yếu tố sắt, vi chất kẽm cũng được nghiên cứu đóng vai trò tham gia cấu tạo và phát triển tế bào hồng cầu. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng.

4 dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu dinh dưỡng

Đáng nói, các bố mẹ thường không tự phát hiện tình trạng trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng, chỉ thấy trẻ biếng ăn, hay ốm. Đến khi có các biểu hiện rõ ràng, tình trạng "đói" vi chất dinh dưỡng đã kéo dài.

"Thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng đến sức khỏe quá nhiều nhưng nếu thiếu máu kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển thể lực do không đủ cung cấp oxy cho cơ thể. Não nếu không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến trẻ mệt mỏi khi học, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh", TS Trực nói.

Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu máu dinh dưỡng:

Dấu hiệu trên da và niêm mạc: Da xanh, lòng bàn tay nhợt, niêm mạc nhợt

Dấu hiệu thiếu oxy: Lừ đừ, kém tập trung khi làm việc hoặc học tập, kém vận động, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức...

Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng: Biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, môi khô, lưỡi láng, mất gai, móng biến dạng- dẹt, có khía, tóc khô dễ rụng, dễ gãy... Trẻ dưới 2 tuổi chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng trưởng cân nặng chiều cao...

Dấu hiệu về đề kháng: Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, mắc các bệnh lý hô hấp do sức đề kháng kém.

Để phòng, chống tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ, BS Dương Bá Trực khuyến nghị cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Theo đó, ở giai đoạn trẻ ăn dặm, trẻ cần được ăn dặm một cách toàn diện, đủ dinh dưỡng, đủ sắt, kẽm, protein, vitamin, tinh bột...

Trong đó, cha mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm như các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt lợn, gan, các loại hải sản cua ghẹ, hàu... và các loại rau có lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina...

Ngoài ra, có thể bổ sung vi chất dinh dưỡng. Theo khuyến cáo sử dụng trong phác đồ "Thiếu máu dinh dưỡng trẻ em" do khoa khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành vào tháng 12/2021, nên bổ sung dự phòng kẽm và sắt cho nhu cầu hàng ngày với tỷ lệ cân bằng 1:1 để tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Những người không nên ăn ổi kẻo khiến 'bệnh chồng bệnh', thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

Ổi có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả nhưng có một số người không nên ăn ổi vì có...

Rau đay được ví tốt như nhân sâm: 3 lưu ý tránh phí hoài 'thuốc đại bổ'

Rau đay mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được rau đay.

Loại hạt cực quý vào mùa hè, ăn vừa thanh nhiệt, giải độc lại phòng chống say nắng

Mùa nắng nóng, bạn nhất định phải ăn các món ăn từ đậu xanh vì những lợi ích tuyệt vời...

Nhận biết 5 loại rau hay bị phun hóa chất

Một chế độ ăn giàu rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với thực trạng hiện nay, bạn cần...

Loại quả có vị ngọt nhưng lại tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Vì mang vị ngọt tự nhiên nên loại quả này có thể được sử dụng trong một số thức uống...

Vì sao ăn cơm dừa tốt cho tim mạch?

Nước dừa giúp giải khát trong những ngày nắng nóng, nhưng ăn cơm dừa còn tốt hơn cho sức khỏe.

Uống cà phê với chanh, chuyện gì xảy ra?

Cà phê và chanh đều là thức uống tuyệt hảo, nhưng kết hợp chúng theo những trào lưu thì liệu...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

8 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

8 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

8 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

8 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

10 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 12 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 12 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 3 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình