Phụ Nữ Sức Khỏe

Cha mẹ có biết trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Hơi thở có mùi hôi đem đến nhiều sự phiền nhiễu cho tất cả mọi người, đặc biệt là một đứa trẻ. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thiếu tự tin và đem đến nhiều rắc rối khác cho bé. Vậy trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng?

Em bé bị hôi miệng là bệnh gì không phải là câu hỏi hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Thế nhưng, ngoài nguyên nhân này cũng còn một vài nguyên nhân khác mà mẹ nên lưu ý.

tre em bi hoi mieng la benh gi 1
Vi khuẩn trong miệng gia tăng khiến cho hơi thở có mùi - Ảnh minh họa: Internet

Đây là không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì.

Khô miệng

Đây là nguyên nhân hàng đầu. Bé bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng có cơ hội tăng trưởng, dẫn đến hôi miệng. Nước bọt giúp làm sạch và làm ẩm khoang miệng, nếu không có đủ nước bọt, các tế bào chết sẽ tích tụ dẫn đến hôi miệng.

Vi khuẩn trong miệng gia tăng, thiếu oxy và nước bọt, tất cả những điều này đều khiến cho hơi thở có mùi. Ngoài ra, những thói quen của bé như mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến bé dễ bị khô miệng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.

Vệ sinh răng miệng kém

tre em bi hoi mieng la benh gi 2
Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hôi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng không đúng cách khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng mà không trôi đi trong thời gian dài, dẫn đến hôi miệng. Vi khuẩn bình thường sống trong miệng bé tương tác với những thức ăn đó và bắt đầu sinh ra mùi hôi khó chịu, làm hại đến men răng của bé.

Dị vật ở mũi

Trẻ nhỏ thường hay nhét những vật nhỏ như hạt đậu, đồ chơi… vào mũi. Điều này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho hơi thở của bé có mùi hôi.

Những món ăn có mùi

Bạn cho bé ăn những thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, phô mai… cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi.

Các thành phần hóa học của các sản phẩm làm sạch răng

tre em bi hoi mieng la benh gi 3
Một số loại kem đánh răng có chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé - Ảnh minh họa: Internet

Một số loại kem đánh răng có chứa các thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Những loại kem đánh có chứa SLS (sodium lauryl sulfate) thường làm tổn thương các mô miệng và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và gây hôi miệng ở bé

Thuốc

Đôi khi thuốc là nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi. Nguyên nhân là do quá trình phân hủy các hóa chất  trong thuốc dẫn đến hôi miệng.

Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Bệnh nha khoa: Những bệnh về lợi, áp xe răng, mảng bám tích tụ nhiều, sâu răng… cũng là những nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi hôi. Trong đó, trẻ bị hôi miệng và sún răng do sâu răng thường đi cùng với nhau.

tre em bi hoi mieng la benh gi 4
Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh viêm nhiễm: Các căn bệnh như viêm amidan, viêm xoang, trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD) hoặc dị ứng theo mùa cũng khiến cho hơi thở của bé có mùi. Ngoài ra, các căn bệnh như viêm nướu, tiểu đường và viêm xoang cấp tính cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị bẹn. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn hoặc miệng trẻ sơ sinh có mùi chua đi kèm.

Cách kiểm tra tình trạng hôi miệng ở trẻ

Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Bệnh ở răng miệng sinh mùi hôi do vi khuẩn kỵ khí (bình thường cư trú nhiều trong miệng) phân hủy thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng. Nó tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có mùi hôi.

Để xác định trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì, mẹ có thể cho trẻ bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi bịt mồm, thở ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân là do đường hô hấp.

Trẻ mọc răng có bị hôi miệng không?

tre em bi hoi mieng la benh gi 5
Mọc răng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Bé bị hôi miệng khi mọc răng thường do những nguyên nhân như:

Khi mọc răng, con sẽ cảm thấy ngứa lợi nên thường mút tay, cắn ti giả, gặm nướu, nhai những vật trong tầm với, nhất là những vật có màu sắc sặc sỡ. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào miệng và khiến hơi thở của con có mùi.

Thời điểm bé mọc răng cũng là cột mốc đánh dấu cho việc bé bắt đầu ăn dặm và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ. Do đó, nhiều gia đình cho trẻ ăn quá nhiều loại đồ ăn chứa chất béo, tinh bột không cần thiết cộng với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến sữa, thức ăn thừa bám lại ở kẽ răng, trên bề mặt lưỡi hoặc trên bề mặt amidan khiến bé dễ bị hôi miệng.

Ngoài ra, với những trẻ bị các vấn đề như trẻ bị viêm họng, viêm amidan, viêm lợi, nhiệt miệng hoặc áp xe răng… cũng sẽ khiến trẻ mọc răng bị hôi miệng. Còn đối với trẻ bị bệnh về đường hô hấp như xoang, viêm tiểu phế quản, trẻ bị ngạt mũi thì thường thở bằng miệng khiến miệng bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng tăng lên và gây mùi.

Trẻ bị hôi miệng cha mẹ phải làm gì?

Để ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc làm hàng đầu. Bên cạnh đó, việc sản xuất nước bọt thường xuyên cũng giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.

tre em bi hoi mieng la benh gi 6
Để ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc làm hàng đầu - Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là một số phương pháp mà mẹ có thể thử để trị hôi miệng cho bé:

Dạy cho bé phương pháp chải răng đúng cách để chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng một chiếc bàn chải mềm để loại bỏ những thức ăn thừa dính ở răng.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng. Mẹ nên dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú.

Rơ lưỡi cho bé bằng những dụng cụ làm sạch.

Cho bé uống nhiều nước để tăng cường sản xuất nước bọt.

Sử dụng kem đánh răng không chứa chất mài mòn.

Loại bỏ thức ăn thừa dính ở răng bằng chỉ nha khoa.

Thay bàn chải mỗi 3 tháng một lần để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông.

Nếu bé có thói quen mút ngón tay hoặc ngậm đồ chơi, hãy rửa đồ chơi và các vật dụng khác thường xuyên.

Khử trùng núm vú giả nếu bạn cho bé ngậm ti giả.

Không cho trẻ nhỏ sử dụng nước súc miệng vì bé sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ hết nước súc miệng. Bên cạnh đó, một số loại nước súc miệng chỉ chứa cồn. Không những không có tác dụng làm sạch mà còn làm hơi thở của bé có mùi hôi do những loại nước súc miệng này khiến bé bị khô miệng.

Các loại thảo dược trị hôi miệng ở trẻ

Súc miệng bằng mật ong và quế

Để đánh tan hơi thở khó chịu, mẹ có thể tập cho bé súc miệng bằng mật ong. Pha loãng mật ong và quế vào một ly nước ấm để súc miệng hàng ngày, con bạn sẽ không còn bị hôi miệng.

Uống nước mật ong và chanh tươi

Mẹ pha mật ong với nước cốt chanh với tỷ lệ 1:2 và khuấy cho thật đều tay. Cất hỗn hợp dung dịch này vào tủ lạnh và cho bé sử dụng đều đặn hàng ngày.

Mỗi ngày trẻ có thể uống 2 tới 3 lần, mỗi lần 2 tới 3 muỗng canh hỗn hợp mật ong và chanh này. Cứ đều đặn uống trong vòng một thời gian ngắn và kiểm tra lại hơi thở bé, bạn sẽ thấy thật hiệu quả.

Sử dụng mật ong hàng ngày với liều lượng vừa đủ không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn làm sạch khoang miệng. Nó giúp bé khắc phục được mùi hôi, tự tin và thoải mái suốt ngày.

Trị hôi miệng cho bé bằng trái khổ qua

Xay nhuyễn 3-4 lát khổ qua sau đó vo tròn thành viên với mật ong cho bé ngậm vào mỗi sáng, tối trước khi ngủ. Tinh chất của khổ qua và mật ong sẽ giúp khoang miệng của trẻ thanh mát thơm tho, sử dụng hàng ngày tới khi hơi thở bé hết mùi hôi miệng.

Trị hôi miệng cho bé bằng rau húng quế

Rau húng quế nấu với nước, dùng để thoa miệng cho bé hoặc cho bé súc miệng hàng ngày sáng, tối, bé sẽ hết hôi miệng.

Có thể thấy, thắc mắc việc trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì và cách khắc phục như thế nào đã được trình bày thông qua bài viết trên. Cha mẹ bé nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng để trẻ có một hơi thở sạch và thơm, giúp bé tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Phương pháp dạy trẻ 4 tuổi thông minh cha mẹ nên thuộc nằm lòng

Dạy trẻ 4 tuổi thông minh là mong muốn của nhiều bậc phụ huynh khi có con ở độ tuổi...

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì để giấc ngủ sâu mà không gây hại cho bé?

Khi mang thai, việc lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu là rất quan trọng. Không chỉ giúp mẹ...

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị sởi ngay tại nhà

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường...

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để nhanh chóng bình phục?

Không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử lý khi con bị rối loạn tiêu hóa. Bài viết sẽ...

Gợi ý thực đơn ăn sáng cho bé 2 tuổi của bà mẹ bận rộn

Dinh dưỡng trong bữa sáng đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ và hoạt động trí não của trẻ....

Học cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi để con phát triển khỏe mạnh

Trẻ 4 tháng tuổi gần giống như một người lớn tí hon với thời gian biểu ăn, ngủ, nghỉ khá...

Bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo gì khi cho trẻ ăn nội tạng động vật?

Nhiều người băn khoăn khi cho trẻ ăn nội tạng động vật vì lo lắng sẽ không tốt cho sức...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 7 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 7 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 11 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 11 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình