Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ 17 tháng tuổi mắc tay chân miệng phải lọc máu liên tục

Chỉ sau 4 tiếng chuyển viện, bệnh nhi 17 tháng mắc tay chân miệng chuyển từ độ 3 lên độ 4, phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục.

Sáng 8-6, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thông tin đang điều trị một bệnh nhi (17 tháng, quê Trà Vinh) mắc tay chân miệng (TCM) chuyển nặng sau 3 ngày sốt và ói, điều trị ở phòng khám tư nhưng không đáp ứng.

Đến ngày thứ 4, bệnh nhi sốt cao khó hạ, giật mình chới với nhiều cơn. Từ Trà Vinh chuyển lên BV Nhi đồng TP, mạch của bệnh nhi đã đập trên 200 lần/phút, suy hô hấp và da bông tái.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị tại BV Nhi đồng TP. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Chỉ sau 4 tiếng chuyển viện, bệnh từ độ 3 tiến triển lên độ 4. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy. Các BS nhanh chóng thiết lập lọc máu liên tục để loại trừ cơn bão cytokin gây sốt cao lên 40-410C.

Hiện bệnh nhi đang được điều trị cách ly theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực -hống độc, đáp ứng dần với những biện pháp hồi sức tích cực kịp thời ban đầu.

BS BV Nhi đồng TP cho biết, bệnh TCM năm nay biến chuyển rất nhanh, phức tạp và khó lường. Virus gây bệnh chưa có vaccine phòng bệnh, độc tính thần kinh cao nếu mắc chủng EV71.

BS khuyến cáo nếu trẻ mắc TCM, cha mẹ nên tái khám đúng hẹn, theo sát các trường hợp sốt cao, run yếu tay chân hay ngủ giật mình vì khi trở nặng là biến chuyển rất nhanh, phức tạp.

Trước đó, BV Nhi đồng 1 TP.HCM ghi nhận một bệnh nhi 5 tuổi tử vong do mắc TCM. 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc TCM nặng tại đây cho kết quả dương tính với chủng EV71.

Năm 2011 đã bùng phát EV71 với nhiều trường hợp nặng và tử vong, chủ yếu là type C4. Đến năm 2018, số ca nặng giảm và chủ yếu là type B5. Các chuyên gia cho rằng chủng EV71 dễ có khả năng lây lan thành dịch và dễ gây biến chứng nặng.

Để chủ động ứng phó với diễn biến dịch TCM, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.

Ngành y tế cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ dịch chồng dịch (TCM và sốt xuất huyết) trên địa bàn TP. Ngày 6-6, UBND TP.HCM lập tức ra văn bản khẩn về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM.

Dễ nhầm lẫn bệnh mùa nóng

Những biểu hiện của bệnh TCM dễ nhận biết là sốt, nổi hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông…

Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng hiện nay, nhiều trẻ có biểu hiện bệnh với ít nốt ban nhỏ nên phụ huynh lầm tưởng là rôm sảy, bị nhiệt hay hăm tã… Vì thế, đến khi trẻ chuyển nặng (sốt cao không hạ, giật mình liên tục, thậm chí thở bất thường) mới đưa con đến BV.

Cạnh đó, phụ huynh còn nhầm lẫn biểu hiện chảy nước miếng kèm theo sốt ở trẻ nhỏ là do mọc răng. Thực tế, các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trẻ xuất hiện các vết loét bên trong miệng kèm sốt do mắc TCM khiến nước miếng liên tục chảy ra.

Nếu trẻ chảy nước miếng nhưng sốt cao không hạ có thể là một trong những biểu hiện của TCM. Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, tuân thủ lịch tái khám.

BS Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1).

Theo THẢO PHƯƠNG/Pháp Luật TPHCM

Tin liên quan

Hơn 1 triệu người có nguy cơ với COVID-19 tại TP HCM

Sau hơn 1 tháng kích hoạt chiến dịch “Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, TP HCM đã tiến...

Tự chữa đau xương khớp, cụ bà suy tuyến thượng thận

Bệnh nhân có tiền sử đau xương khớp kéo dài, dùng nhiều loại thuốc tê giảm đau không rõ nguồn...

Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm -...

TP HCM chỉ đạo 'khẩn' phòng bệnh tay chân miệng

UBND TP HCM mới đây có công văn khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng trên...

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư...

100 trẻ nhập viện vì viêm phổi ở Quảng Ninh, số lượng gia tăng bất thường

Các bệnh nhi vào viện trong tình trạng viêm phổi, thậm chí mờ hai thùy phổi dù trước đó trẻ...

Sốt mò: Không phát hiện sớm có thể gây tử vong

Sốt mò là tình trạng sốt cấp tính, thường gặp vào mùa nóng ẩm. Nếu không phát hiện sớm có...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

55 phút trước

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 18 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 22 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình