Phụ Nữ Sức Khỏe

Trầm cảm vị thành niên, vấn đề cha mẹ cần quan tâm

Trên thế giới, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 (chỉ sau tai nạn giao thông). Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên cũng đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tự tử ở lứa tuổi ô mai này phần lớn là do hội chứng trầm cảm. Đây là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên, cha mẹ rất nên tìm hiểu để có kiến thức hỗ trợ con.

Trầm cảm vị thành niên là gì?

Trầm buồn là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người trong cuộc sống. Trạng thái cảm xúc này trở thành bệnh lý gọi là rối loạn trầm cảm, khi biểu hiện trầm trọng, kéo dài ít nhất hai tuần và ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động sinh hoạt, học tập và lao động hàng ngày.

Rối loạn trầm cảm là một rối loạn phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Tỷ lệ thường gặp từ 3- 8%. Rối loạn này gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai với tỷ lệ 3:1, đặc biệt nguy cơ cao gặp ở trẻ nữ dậy thì sớm.

Nguyên nhân của trầm cảm vị thành niên

Trầm cảm vị thành niên do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính, đó là:

- Do yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN; trẻ có bố mẹ hoặc người than trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp 3 lần so với trẻ khác.

- Do yếu tố môi trường: Trẻ em thường học hỏi và bắt chước rất nhanh. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì trẻ dễ dàng trở thành bản sao của người khác. Như ở nhà có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mạng bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ việc bố mẹ ít nói, ít giao tiếp xã hội, trầm tư… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách, hành vi của trẻ.

- Do những chấn thương về tâm lý: Khi có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường như trở nên khép mình, luôn lo lắng sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý, trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

- Do áp lực học tập: Với trẻ em, để phát triển toàn diện thì cần cân bằng các hoạt động học tập và vui chơi, vận động thể chất. Nhưng thực tế hiện nay, rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ từ nhà trường mà còn từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ những mục tiêu quá cao, thời gian học nhiều lấn chiếm hết thời gian vui chơi. Khi trẻ đạt kết quả không như kỳ vọng, bố mẹ tỏ thái độ thất vọng, tức giận. Điều đó khiến trẻ mất tự tin về bản thân, cảm thấy xấu hổ, thất bại và tự ti. Đó là những cảm xúc tiêu cực, là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

- Do bạo lực học đường: Khi đi học, trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình. Thêm vào đó, việc thờ ơ, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp của trẻ sau này.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ vị thành niên

- Trẻ cảm thấy buồn rầu, hay trống rỗng; hoặc giận dữ, cáu kỉnh, thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ.

- Biểu hiện mệt mỏi: Mất hứng thú hoặc niềm vui với các hoạt động yêu thích trước đây

- Trẻ suy nghĩ bi quan về tương lai, cảm thấy vô vọng

- Trẻ hay lo lắng, dễ kích động hoặc bồn chồn

- Trẻ giảm tự tin, đánh giá thấp về bản thân, có cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội.

- Trẻ khó suy nghĩ, suy nghĩ chậm chạp; khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ. 

- Trẻ rối loạn giấc ngủ: Không thể ngủ, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều;

- Bất thường ăn uống: Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn;

- Trẻ có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử- Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu, đau bụng…

Đối với trẻ vị thành niên có bệnh trầm cảm, các triệu chứng trên có thể bị ẩn nấp, khó nhận ra. Thay vào đó, trẻ hay có xu hướng chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ thì sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin. Biểu hiện đó khiến trẻ bị hiểu lầm là “sự nổi loạn của lứa tuổi ẩm ương”.

Cha mẹ cần làm gì khi con có các dấu hiệu trầm cảm

Đừng lơ là các dấu hiệu của con

Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con. Cha mẹ nên trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc.

Động viên kết nối với xã hội

Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ. Cha mẹ hãy khéo léo giúp bé tái kết nối với xã hội, cho trẻ đi chơi, du lịch…

Ưu tiên hàng đầu củng cố sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kết nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Thời đại ngày nay, trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính.

Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ.

Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học

Chăm sóc chính bản thân cha mẹ (và các thành viên còn lại)

Khi có con bị trầm cảm, cha mẹ có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con, mà quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác. Đừng để trẻ thấy vì mình mà cha mẹ tiều tụy, buồn rầu. Chính cha mẹ bình an, lạc quan, vui vẻ thì sẽ truyền năng lượng tích cực đến cho trẻ.

Phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em như thế nào?

Phòng bệnh luôn hiệu quả và ít tốn kém công sức, thời gian hơn chữa bệnh. Trầm cảm tuổi vị thành niên có thể phòng ngừa được khi cha mẹ để tâm và áp dụng liên tục các biện pháp như là:

Luôn lắng nghe trẻ

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, cha mẹ cần luôn quan tâm chia sẻ, học và thực hành liên tục cách làm bạn với con. Luôn lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống.S au lắng nghe, phụ huynh cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực về những quan điểm hay vấn đề của trẻ, bởi sẽ gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻ.

Thiết lập những thói quen tốt cho trẻ

Cha mẹ cùng con sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, luôn sát sao, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hoạt động thể chất và làm những việc mà con thích. Bố mẹ cần thiết lập những thói quen tốt cho chính mình, từ đó làm gương cho trẻ làm theo.

Đảm bảo đầy đủ tinh thần, vật chất cho trẻ

Những trẻ sống trong gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương, quan tâm và sẻ chia sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm. Cha mẹ cần biết chia sẻ và cùng trẻ thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sống. Cha mẹ hướng dẫn con tự thiết lập những mục tiêu theo khả năng bản thân, và chú ý không đặt ra quá nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.

Giúp trẻ tránh rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực

Các bậc cha mẹ cần chú ý: không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè mà nên phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu. Đối với những suy nghĩ sai lệch của trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng phân tích chứ không được làm trẻ xấu hổ.

Nhận biết những biểu hiện của trẻ và những dấu hiệu của gia đình

Trẻ thường cố gắng che giấu đi những vấn đề khiến chúng tổn thương. Vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở long và tự tin hơn trong cuộc sống. Khi trong gia đình có anh chị hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị rất cao. Bố mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện, ngăn chặn bệnh lý này.

Như vậy, sinh con, nuôi con lớn đến tuổi dậy thì, dù ở thời kỳ này trẻ đã có khả năng tự lập trong nhiều việc, nhưng vẫn luôn cần cha mẹ đồng hành, hỗ trợ về mặt tâm tưởng, suy nghĩ cũng như cân bằng các cảm xúc. Việc hiểu về trầm cảm là một trong số những rối loạn của lứa tuổi này giúp cha mẹ có cách tiếp cận hỗ trợ trẻ phòng tránh và vượt qua. Cha mẹ nhất định không thể lơ là, chủ quan, thiếu quan tâm đến trẻ, vì sẽ dẫn đến tình trạng nặng và hậu quả đáng tiếc.

Theo Chuông Mây (t/h)/Nhịp sống miền Tây

Tin liên quan

Trẻ ngủ muộn có nguy cơ mắc bênh béo phì

Người ta đã xác nhận rằng những đứa trẻ ngủ muộn và ngủ ít có xu hướng bị thừa cân...

Mẹ bầu có nên ăn kiêng và tập thể dục không?

Từ tư thế ngủ đến chế độ ăn kiêng và tập thể dục, có rất nhiều rủi ro cho mẹ...

Trẻ vô tình bị trầm cảm do bố mẹ thường xuyên làm việc này mỗi ngày

Đáng nói, phụ huynh thời nay ai cũng mắc phải lỗi sai này khiến con rơi vào trầm cảm.

Những việc làm của cha mẹ vô tình khiến con trai bất hiếu

Nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ đã vô tình gieo vào lòng con trai một “mầm...

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị lùn: Thực hư thế nào?

Không ít phụ huynh khi thấy con mình dậy thì sớm đã chủ quan nghĩ rằng việc này không sao,...

Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc khi trẻ bị F0, điều cần thiết cho các bậc cha mẹ

Dưới đây là hướng dẫn theo dõi và chăm sóc trẻ F0 hằng ngày trong Sổ tay chăm sóc cho...

'Cha mẹ quát mắng, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn ngữ'

Theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung, cha mẹ mắng chửi, đe dọa, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn...

Tin mới nhất

Người đàn ông bỗng mắc ung thư gan, bác sĩ ngao ngán: tiết kiệm 1, phá sức khỏe 10, nhiều...

1 giờ trước

Cô gái bất ngờ nôn ra nước đen sau khi đau bụng kinh, bác sĩ: bệnh này không chữa được

1 giờ trước

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2: Nếu thuộc nhóm người này bạn cũng nên thận trọng

1 giờ trước

Thường xuyên bị đỏ mắt và ù tai, người đàn ông nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phổi...

1 giờ trước

Khởi My có động thái mới đập tan tin đồn ly hôn Kelvin Khánh

1 giờ trước

Mỹ nhân Việt bỗng 'mất hút' khỏi showbiz nay bất ngờ ôm bụng bầu vượt mặt dự sự kiện, được...

1 giờ trước

5 xu hướng chăm sóc tóc theo kiểu Hàn Quốc nhất định phải thử, vừa đơn giản nhưng cực hiệu...

2 giờ trước

Nhan sắc thiên tiên của 'chị gái' Bạch Lộc trong tạo hình mới của Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương gây...

2 giờ trước

Nhan sắc 'tiểu Châu Tấn' chính thức vượt mặt Triệu Lộ Tư khi cùng hóa thành nàng thơ

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình