Phụ Nữ Sức Khỏe

Trầm cảm tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên: Những dấu hiệu cha mẹ không thể bỏ qua

Đau đầu, căng thẳng, lo âu… không chỉ là những dấu hiệu thông thường về cảm xúc, hành vi mà còn là những biểu hiện ban đầu của chứng trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Tình trạng học sinh tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân trước áp lực gia đình, bạn bè, chuyện học hành, thi cử ngày càng tăng đến mức đáng báo động. Điển hình là vụ việc một nữ sinh tại thành phố Hồ Chí Minh tự tử ngay bên trong tòa nhà Bitexco hay trường hợp nam sinh tại Ninh Thuận nhảy sông tự tử để lại lá thư tuyệt mệnh chỉ vì bạo lực học đường.

Trong độ tuổi thay đổi về tâm sinh lý, các em chưa có khả năng nhận thức một cách toàn diện vấn đề gặp phải dẫn đến chưa thể làm chủ hoàn toàn cảm xúc, hành vi cá nhân. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của con trong giai đoạn này để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Trầm cảm là hiện tượng rối loạn tâm thần với các dấu hiệu thường gặp như: Mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, sợ ánh sáng, trong đầu luôn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực... Hiện tượng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể dẫn đến mạn tính và gây ra những hậu quả nghiêm trọng: Giảm sút trí nhớ, những rối loạn cơ thể khác và người bệnh tìm cách kết thúc cuộc đời.

Trầm cảm tuổi dậy thì có thể khiến học sinh có những suy nghĩ tiêu cực - Ảnh minh họa: Internet

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, Tiến sĩ tâm lý Trịnh Viết Then – Trưởng bộ môn tâm lý học Đại hoc Văn Hiến (TP.HCM) cho biết: “Ngày nay, xuất hiện nhiều yếu tố trong cuộc sống khiến học sinh cảm thấy căng thẳng, áp lực. Yếu tố đó có thể đến từ gia đình (trong gia đình xảy ra biến cố lớn, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn…) khiến học sinh chán nản, tự ti. Bên cạnh đó là những áp lực từ  việc học hành, thi cử trong  thời gian dài. Hoặc cũng có thể xuất phát từ mối quan hệ xung quanh (bạn bè, người yêu, mạng xã hội…) tác động tiêu cực đến các em”.

Trẻ dậy thì bị trầm cảm thường có biểu hiện đau đầu, buồn nôn - Ảnh minh họa: Internet

Trước các nguồn gây áp lực, nhiều học sinh sẽ có những biểu hiện bất thường về cảm xúc và hành vi như căng thẳng thần kinh, đau đầu, lo âu, mệt mỏi, ủ rủ, cảm thấy cô độc khi đi học và ngay cả lúc ở nhà. Nếu không được giải quyết triệt để, học sinh dễ dàng tìm đến cái chết nhằm trốn chạy vấn đề đang gặp phải.  

Giải pháp cho căn bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Tiến sĩ Trịnh viết Then cho biết, theo cơ chế tâm lý học, khi xảy ra vấn đề, con người thường tìm hướng xử lý theo một trong các cách:

Thứ nhất, chính cá nhân tự giải quyết khúc mắc gặp phải.

Thứ hai, cá nhân tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh.

Thứ ba, cá nhân không chủ động đối mặt, tự lảng tránh vấn đề.

Thanh thiếu niên là lứa tuổi đang trong quá trình hoàn thiện về nhận thức và kỹ năng sống. Chính vì vậy, khi gặp phải vấn đề, nhiều em đã giải quyết theo hướng tiêu cực, tự lảng tránh vấn đề, không đối mặt và cũng không tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè, người thân” – Tiến sĩ Trịnh Viết Then thông tin.

Nhiều học sinh trầm cảm luôn thường trực những suy nghĩ tiêu cực trong đầu - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, cha mẹ cần định hướng và giúp con hình thành kỹ năng đối mặt, giải quyết mọi vấn đề gặp phải trong cuộc sống bằng phương pháp áp dụng cơ chế giải quyết tâm lý theo một trong các cách nêu trên.

Tiến sĩ cho biết: “Học sinh có thể tự đối mặt giải quyết vấn đề hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân. Hoặc kết hợp các cách để vấn đề được giải quyết thấu đáo, tránh giải quyết theo hướng tiêu cực. Ngoài ra, nhiều trường học nên có bộ phận tham vấn tâm lý để kịp thời đưa ra giải pháp, giúp các em vượt qua những khủng hoảng do sự thay đổi lứa tuổi gây ra". 

Hồng Ngân

Tin liên quan

Người bị trầm cảm nên ăn gì

Bơ, nghệ, việt quất là những thực phẩm có tác dụng chống lại bệnh trầm cảm rất hiệu quả.

6 dấu hiệu nhận biết trẻ có tố chất thông minh vượt trội, sớm trở thành người tài

Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết việc trẻ thích đặt câu hỏi,...

Lời khuyên của bác sĩ Nhi khi chăm sóc trẻ bị táo bón

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết trị chứng táo bón ở trẻ...

Trẻ hết ngay cơn tiêu chảy chỉ với món ăn bài thuốc lá mơ trứng gà

Trứng gà lá mơ là món ăn bài thuốc quen thuộc thường được sử dụng trong việc trị tiêu chảy...

Khi nào mới cần cắt bao quy đầu cho trẻ?

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, Bác sĩ Bùi Thế Lữ - Bệnh viện Mỹ Phước (Bình Dương)...

Học kinh nghiệm xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 cực hay của hot mom Trang Moon

Nổi tiếng là bà mẹ 3 con xinh đẹp, tài năng, MC Nguyễn Minh Trang (Trang Moon) có rất nhiều...

Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?

Nhiều phụ huynh nghĩ đến phương án phẫu thuật khi bé liên tục bị sưng viêm amidan. Tuy nhiên, cha...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình