Phụ Nữ Sức Khỏe

TPHCM: Sập bẫy quảng cáo thuốc, hàng loạt bệnh nhân biến dạng cơ thể

Chỉ trong thời gian ngắn, Bệnh viện Da Liễu TPHCM đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến dạng cơ thể nặng nề vì sập bẫy quảng cáo các loại thuốc điều trị vảy nến trên mạng.

Ông P.N.T. (64 tuổi, ngụ Phú Yên) đến Bệnh viện Da Liễu TPHCM cầu cứu trong tình trạng da toàn thân bong tróc, rỉ dịch 2 chân kèm sưng to và đau nhức nhiều các khớp ngón tay, ngón chân, khớp gối… làm việc di chuyển khó khăn.

Khai thác bệnh sử, ông T. cho biết bị vảy nến nhiều năm nay nhưng trước đây chỉ khô và tróc vảy nhẹ một ít da. Cách đây 8 tháng, ông đọc được thông tin trên mạng có loại thuốc "trong uống ngoài bôi" chấm dứt vảy nến, nên đặt mua sử dụng. Hai mươi ngày đầu uống thấy bình thường, tuy nhiên sau đó, vảy nến của bệnh nhân bùng phát và gây đau đớn dữ dội.

Người đàn ông bệnh vảy nến bị bong tróc da nặng nề (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

"Lo sợ, tôi gọi điện cho người bán thì họ bảo sau khi sử dụng, vảy nến bùng lên thì mới tốt, nên tôi tiếp tục dùng. Nhưng vảy nến cứ rụng nhiều đến nỗi ngày gom được cả chén vảy, da mưng mủ, rỉ dịch, tiếp đó các khớp tay, chân, gối... sưng đỏ đau nhức... chịu không nổi nữa" - bệnh nhân kể.

Một trường hợp khác là chàng trai tên L.H.N. (18 tuổi, sống tại huyện Bình Chánh, TPHCM) nhập viện trong tình trạng da đỏ và tróc vảy toàn thân, da lưng rạn nứt, người mệt mỏi, ớn lạnh… Bệnh nhân cho biết bị vảy nến khoảng 1 năm nay, gần 2 tháng trước có xem quảng về loại thuốc trị dứt vảy nến trên mạng nên đặt mua 3 hộp, giá gần 2 triệu đồng.

Sử dụng hết 3 hộp thuốc, tình trạng vảy nến của bệnh nhân có thuyên giảm. Nhưng sau khi ngưng thuốc được 5 ngày, bệnh của N. lại bùng phát dữ dội và làm sức khỏe suy giảm.

Bác sĩ thoa thuốc điều trị vảy nến cho nữ bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, thời gian gần đây nơi này tiếp nhận nhiều trường hợp bị vảy nến nặng, do người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc được quảng cáo trên mạng.

Rộng hơn, mỗi năm Bệnh viện Da Liễu TPHCM khám và điều trị cho hơn 52.000 lượt bệnh nhân vảy nến, trong đó có rất nhiều ca nhập viện điều trị do sử dụng các loại thuốc uống, thuốc thoa, tiêm không rõ nguồn gốc.

Bác sĩ Hoàng phân tích, đa phần các loại thuốc uống, thuốc thoa bán trôi nổi có chứa thành phần kháng viêm như corticosteroid, nên khi mới sử dụng da sẽ láng mịn, nên bệnh nhân tin tưởng dùng tiếp. Tuy nhiên khi ngưng thuốc, bệnh sẽ diễn tiến nặng, khiến da toàn thân bệnh nhân tróc vảy, đi kèm với mụn mủ, sưng đau biến dạng các khớp tay chân không hồi phục được.

Tự ý uống thuốc mua trên mạng có thể khiến bệnh nhân vảy nến bị biến chứng nặng nề (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Với trường hợp dừng việc tự ý uống thuốc sớm, nhập viện điều trị kịp thời như bệnh nhân P.N.T., các tổn thương trên da đã giảm nhiều và các khớp tay, chân, đầu gối đang cải thiện dần.

Bác sĩ khẳng định, bệnh vảy nến hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn, nên việc quảng cáo nói có thuốc điều trị dứt điểm là sai sự thật. Dù vậy, vẫn có nhiều loại thuốc uống, thuốc thoa giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Đặc biệt, thuốc sinh học có khả năng khống chế bệnh vảy nến gần như hoàn toàn.

Để điều trị đúng cách, tránh các tai biến xảy ra, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng khuyến cáo, người bệnh vảy nến không nên nghe theo những lời quảng cáo hấp dẫn, tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vảy nến bị tổn thương da quá nhiều có thể gây ra nhiễm trùng huyết, với nguy cơ tử vong cao.

 "Bệnh nhân vảy nến cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, tái khám thường xuyên để được bác sĩ kiểm soát, giúp bệnh nhân sống và sinh hoạt bình thường" - bác sĩ Hoàng nói.

Theo Hoàng Lê/Dân Trí

Tin liên quan

Vi khuẩn gây ngộ độc ở trường Ischool Nha Trang sống trong môi trường nào?

Là một trong ba loại vi khuẩn gây ngộ độc tập thể cho học sinh trường Ischool Nha Trang, vi...

Tăng số trẻ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm, chuyên gia chỉ cách phòng tránh

Thời gian vừa qua, nhiều trẻ phải nhập viện do mắc các bệnh hô hấp, truyền nhiễm. Việc bổ sung...

Mệnh danh là 'tứ đại bổ' đứng đầu tiên dược nhưng nhân sâm vẫn có những nguyên tắc bất hủ,...

Ngoài những lưu ý về liều lượng và phương pháp chế biến thì không ít người vẫn có thắc mắc...

Thừa Thiên - Huế: Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh

Thời gian qua, dịch bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên - Huế bùng phát mạnh, số ca mắc...

Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết có triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, dễ nhầm lẫn, bỏ sót

Sốt xuất huyết là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ sơ sinh, triệu...

Phá gan hại thận kinh khủng với 5 kiểu uống nước ‘vô tư vô lo’ này, tưởng đơn giản hóa...

Nước cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhưng uống nước như thế nào để có lợi cho sức...

Những người nên tránh xa nước mía, kẻo 'rước bệnh vào người'

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng quen thuộc của mọi người, nhưng vẫn có những "đại kỵ"...

Tin mới nhất

Mẹ chồng chê thông gia cưới con không cho nổi chỉ vàng, tôi đáp: Con nhờ người xách lên chứ...

51 phút trước

Chê thông gia quê, mẹ chồng mang 3 tráp ăn hỏi lèo tèo, đến cổng nhà gái bà lác mắt...

51 phút trước

6 năm lấy chồng không muốn sinh con, lời đề nghị đầu năm của mẹ chồng khiến tôi mát mặt

1 giờ trước

Chị dâu mới đẻ ít sữa, tôi mua 2kg thịt dê về nấu cháo cho ăn mà chị khiến tôi...

1 giờ trước

Biếu mẹ đẻ 1 triệu mà chồng đuổi khỏi nhà, tôi tiết lộ điều này khiến anh vội về tận...

1 giờ trước

Dọn nhà làm giỗ đầu chồng, chị dâu thấy cuốn nhật ký giấu dưới đáy tủ, đọc xong nhất quyết...

2 giờ trước

Ngày anh trai nằm liệt, cả nhà tôi thử lòng chị dâu rồi lặng người trước thái độ của chị...

2 giờ trước

Chị dâu câm điếc 7 năm, lúc chồng mất chị khóc nấc nói câu này khiến cả nhà tôi khâm...

2 giờ trước

Nghi vợ lén lấy 100 triệu đồng cho bà ngoại chữa bệnh, kiểm tra camera tôi ngã ngửa thấy mẹ...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình