Khoai lang tím
Khoai lang có công dụng chống ung thư tuyệt vời là do nó chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA. Hormone này có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa.Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy DHEA rất hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú và phòng ngừa ung thư ruột kết.
Đồng thời, hàm lượng beta-carotene có trong khoai lang không hề ít hơn hàm lượng này trong cà rốt. β-carotene có tác dụng chống bức xạ điện tử do đó mà khoai lang có tác dụng phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
Bông cải xanh
Trong bảng xếp hạng các loại rau chống ung thư do Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản công bố, bông cải xanh đứng đầu tiên. Tạp chí Nutrition của Mỹ cũng đã công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của bông cải xanh trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Tác dụng chống ung thư của bông cải xanh chủ yếu là do lượng glucosinolate dồi dào trong loại thực phẩm này. Nếu ăn lâu dài có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày.
Rong biển
Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Rong biển thuộc loại thực vật tính kiềm, nếu ăn thường xuyên sẽ có lợi cho việc cải thiện thể chất của con người hiện đại, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức chống đỡ bệnh ung thư.
Chất sê-len (chất selenium) trong rong biển còn có khả năng chặn đứng sự di căn của các tế bào ung thư, khống chế sự phân chia và sinh trưởng của tế bào ung thư.
Nấm
Các loại nấm nổi tiếng là "đệ nhất món ăn chống ung thư" có thể kể đến như nấm rơm, nấm đông cô… do có chứa hoạt chất polysaccharides chống ung thư nên có tác dụng thúc đẩy cơ thể hình thành kháng thể, giúp cơ thể miễn nhiễm với các khối u, làm ức chế sự phát triển của các tế bào khối u. Điều này có thể giúp bạn chống lại nhiều loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột… đặc biệt còn có lợi cho bệnh nhân ung thư gan.