Tại Việt Nam, hầu hết mọi người đều có thói quen ngủ trưa, thậm chí còn có một số người nếu không ngủ trưa thì buổi chiều rất khỏ để có thể tiếp tục công việc cũng như học tập. Qua đó ta thấy không chỉ là một thói quen mà ngủ trưa còn là một phương pháp giúp nâng cao sức khỏe rất hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có không ít người mắc phải những sai lầm khi ngủ trưa vô tình lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cần phải thay đổi ngay.
1. Ngủ trưa trong một khoảng thời gian dài
Ngủ trưa chỉ nên là một giấc ngủ ngắn, thời gian không nên quá dài. Rất nhiều người thường xuyên thức khuya, dẫn đến thời gian nghỉ trong ngày không được kiểm soát hợp lý, có còn dành từ 4-5 tiếng cho một giấc ngủ trong ngày. Theo cảnh báo của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, ngủ trưa hơn 40 phút mỗi ngày sẽ gây tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp khoảng từ 13-19%.
Chính vì vậy,thời gian cho các giấc ngủ ngắn trong ngày cần được kiểm soát hợp lý. Tránh ngủ quá lâu, hay cụ thể là chúng ta nên giới hạn thời gian ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút. Việc ngủ trưa nhiều không những không ảnh hưởng đến tinh thần mà còn không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
2. Ngủ trưa muộn
Thời gian hợp lý để bạn có thể đi ngủ trưa là khoảng 12 – 13 giờ mỗi ngày. Nếu thức dậy muộn vào buổi sáng và đã ngủ hơn 6 tiếng, thì có thể bỏ qua giấc ngủ trưa khi đã quá giờ. Sau 3 giờ chiều không nên ngủ trưa nữa, vì nếu ngủ trưa muộn vào giờ này sẽ gây rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng tới giấc ngủ vào ban đêm và dễ dẫn đến tình trạng lười vận động, thiếu năng lượng để làm việc hiệu quả.
3. Nằm sấp khi ngủ trưa
Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa ngay trên bàn, nhất là những người làm văn phòng hay học sinh, đây là tư thế ngủ nên thay đối ngay. Tư thế ngủ này khi tỉnh dậy sẽ thấy nửa thân người trên sẽ bị tê. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, khi nằm sấp ngủ sẽ có thể làm cho chậm nhịp tim, giãn mạch máu; đến khi thức dậy không chỉ bị chóng mặt, choáng váng mà còn có các vấn đề về da xanh xao. Bên cạnh đó, nằm sấp khi ngủ sẽ chèn ép nhãn cầu, gây ra mờ mắt tạm thời; tăng nhãn áp theo thời gian và ảnh hưởng tới thị lực.