Phụ Nữ Sức Khỏe

Thực hư dùng nước gạo rang và gừng để giải độc Botulinum

Nước gạo rang kết hợp với gừng là loại nước khá quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, gần đây loại nước này được cho là "thuốc" thải độc Botulinum.

Thực hư thông tin thải độc Botulinum bằng nước gạo rang và gừng

Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, thức ăn cũng nhanh hỏng. Trước nguy cơ nhiễm độc tố của vi khuẩn, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin chia sẻ cách giải độc bằng mẹo vô cùng đơn giản, đó là dùng: gạo rang kết hợp và gừng để giải mọi độc tố, ngay cả khi nhiễm độc Botulinum (một độc tố gây chết người).

Cụ thể, thông tin này được chia sẻ như sau: "Ngộ độc Botulium. Thời tiết nắng nóng làm thức ăn dễ bị thiu sẽ dẫn đến ngộ độc, mọi người cần chú ý. Một bài thuốc dân gian có thể giúp ích khi ngộ độc, tiêu chảy, nôn. Gạo sống cho lên chảo rang vàng: khoảng 1 nắm nhỏ; Gừng tươi: cắt mỏng 1 củ. Bỏ tất cả vào ly hoặc bình pha nước sôi, uống như trà, có thể cả ăn cả gạo và gừng".

Vậy, thông tin dùng nước gạo rang và gừng có thể giải được độc tố có đúng sự thật hay không?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho hay, nước gạo rang lành tính, thường được dùng trong những ngày hè nắng nóng. Uống có tác dụng giải nhiệt, tốt cho sức khoẻ. Còn gừng vừa là gia vị vừa là dược liệu có tính giải độc. Từ thời xưa, khi đau bụng do ngộ độc thức ăn, mọi người vẫn thường dùng nước gừng. Hoặc các trường hợp cảm mạo (trúng độc nhẹ) cũng uống nước gừng.

Thông tin nước gạo rang gừng (nguồn: Internet)

PGS Thịnh lưu ý: "Nước gạo rang với gừng chỉ hỗ trợ giải độc chứ không phải là thuốc để giải độc tố. Do vậy, đừng "thần thánh" quá mức nước gạo rang và gừng.

Botulinum là một độc tố rất nguy hiểm. Nếu mức độ độc tố nhiều mà người bệnh không được dùng thuốc để trung hoà độc tố có thể dẫn tới tử vong. Trường hợp nghi ngờ ngộ độc Botulinum cần phải đến cơ sở ý tế để bác sĩ cấp cứu và dùng thuốc thải độc. Nước gạo rang và gừng không thể trung hoà độc tính của Botulinum".

Theo PGS Thịnh, người dân khi đọc các thông tin chia sẻ trên mạng xã hội cần phải biết chọn lọc, tìm hiểu cặn kẽ thông tin. Nước gạo rang và gừng là một loại nước tốt có thể dùng được nhưng không nên "thần thánh" quá mức vì có thể gây nguy hiểm cho các trường hợp bị ngộ độc Botulinum.

PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiện nay, việc điều trị giải độc Botulinum rất khó khăn, phải dùng huyết thanh kháng độc tố rất đắt tiền và thường phải nhập từ nước ngoài về. Huyết thanh sẽ làm trung hoà độc tố giúp cho bệnh nhân bình phục.

Botulinum là một vi khuẩn sống trong môi trường yếm khí được đóng kín như: thịt hộp, thịt muối chua…

Cách đây, 2-3 năm chúng ta đã ghi nhận trường hợp ngộ độc pate Minh Chay do ăn đồ hộp đóng kín. Gần đây nhất là vụ ngộ độc do ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam và ngộ độc do chả lụa.

Bác sĩ Cường cho hay, triệu chứng của những bệnh nhân ngộ độc Botulinum thường là yếu, cơ mệt, liệt cơ, mệt mỏi, sụp mí, khó nói, khó nuốt. Đặc biệt, bệnh nhân có thể bị liệt cơ hô hấp, gây suy hô hấp và phải thở máy.

Theo bác sĩ Cường, bệnh nhân ngộ độc Botulinum nếu được điều trị kịp thời, dùng huyết thanh trung hoà độc tố, bệnh nhân sẽ bình phục và không để lại di chứng. Vì khi các độc tố được đưa ra ngoài, các cơ sẽ phục hồi lấy lại chức năng.

Trường hợp ngộ độc Botulinum nếu không được điều trị, nguy cơ tử vong có thể lên tới 50% (số ca ngộ độc).

Theo các chuyên gia cơ thể con người có khả năng trung hoà được độc tính. Nếu như nhiễm Botulinum mức độ nhẹ, cơ thể có thể tự trung hoà được độc tố nhưng thời gian sẽ kéo dài và cần có sự theo sát của nhân viên y tế. Còn đối với các trường hợp ngộ độc Botulinum nặng thì cần phải dùng thuốc huyết thanh trung hoà độc tố để không nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Ngọc Minh/Phụ nữ Việt Nam

Tin liên quan

UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn sau vụ ngộ độc nghi nhiễm botulinum

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn yêu cầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm...

5 nhóm thực phẩm dễ gây bệnh ung thư

Chế độ ăn uống là bức tranh phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người, dinh dưỡng không hợp...

5 sai lầm khi ăn mì chính vừa lãng phí, mất ngon lại hại sức khỏe đủ đường

Tên khoa học của mì chính là monosodium glutamate. Thành phần chính của gia vị này bao gồm natri và...

Trời nóng, người tập thể dục cần biết 5 điều này để không bị ốm, sốc nhiệt

Khi tập thể dục, nếu thấy dấu hiệu tim nhanh, choáng váng, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, chuột rút...

Nhờ một dấu hiệu ở bụng, người phụ nữ phát hiện mắc ung thư

Khi mặc đồ, người phụ nữ bỗng thấy bụng mình to bất thường, nhưng nhờ vậy mà phát hiện được...

5 bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Mùa hè năm nay, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nhiệt độ tăng hơn mọi năm; nắng nóng...

Triệu chứng của loại ung thư có tỷ lệ tử vong 50%

Khoảng một nửa số ca mắc ung thư thận không có triệu chứng nên tỷ lệ sống sót không cao.

Tin mới nhất

Sinh bệnh vì thói quen ngồi ì quá lâu, nằm giường ôm laptop

3 giờ trước

'Nữ thần' Đài Loan chia sẻ 3 cách ăn thoải mái mà không lo tăng cân, chắc chắn bạn sẽ...

3 giờ trước

Sẹo rỗ lâu năm? Đừng lo vì đã có cách điều trị an toàn từ những nguyên liệu vô cùng...

3 giờ trước

Nhan sắc nữ ca sĩ sau gần 5 năm 'ở ẩn' rời xa showbiz, sang Mỹ du học: Ngày càng...

3 giờ trước

Hoa hậu đặc biệt nhất Việt Nam: Từng 2 lần đăng quang Hoa hậu, từ bỏ showbiz vì chồng Giáo...

8 giờ trước

Những thói quen thường làm trong buổi sáng này là nguyên nhân khiến cân nặng tăng vù vù

10 giờ trước

Nhận diện biểu hiện của ngộ độc thực phẩm giúp kịp thời xử lý, sơ cứu đúng cách

10 giờ trước

5 bước trang điểm cơ bản chưa đầy 30 phút mỗi ngày để có vẻ đẹp tự nhiên

11 giờ trước

Góc giải đáp: Bôi dầu dừa lên mặt hàng ngày có tốt không?

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình