Phụ Nữ Sức Khỏe

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt thông thường do vàng da sinh lý gây ra sẽ tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là gì?

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt trong những ngày mới chào đời là chuyện bình thường. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và các mẹ không phát hiện ra dấu hiệu nào khác thường thì trước mắt không có gì phải lo lắng.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có thể ở mức độ nhẹ, còn gọi là vàng da sinh lý. Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì tình trạng trẻ sơ sinh vàng da vàng mắt sinh lý chỉ xuất hiện sau 24 giờ tuổi.

Trong trường hợp này, mắt vàng, da vàng ở trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ chấm dứt sau khi trẻ được 1 – 3 tuần tuổi. Cụ thể là sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn của trẻ.

tre so sinh bi vang da vang mat1
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có thể ở mức độ nhẹ, còn gọi là vàng da sinh lý - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sẽ là hiện tượng đơn thuần không đáng lo khi không kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, lừ đừ, thiếu máu, gan lách to,... Ở trẻ đủ tháng thì nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% và ở trẻ non tháng thì không quá 14 mg%... Tốc độ tăng bilirubin/máu cũng không vượt quá 5 mg% trong 24 giờ.

Tuy nhiên, tình trạng vàng da vàng mắt cũng có thể tiến triển nặng và trở thành vàng da bệnh lý nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt hơn 1 tháng. Trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng cũng là tình trạng đáng lo ngại.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì đây có thể là căn bệnh nguy hiểm với trẻ vì kéo theo những biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn được gọi là vàng da nhân). Nguyên nhân chính là do bilirubin gián tiếp thấm vào não. Mà hậu quả nghiêm trọng là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

Nguyên nhân bé sơ sinh bị vàng da vàng mắt

1. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý là do gan trẻ chưa phát triển dẫn đến sự tích tụ bilirubin trong máu và khiến da và mắt bị vàng. Đặc biệt là những trẻ sinh non có nhiều nguy cơ bị vàng mắt vàng da hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng vàng mắt, vàng da ở trẻ.

Nếu trẻ không được bú đủ sữa mẹ hoặc nguồn sữa mẹ chưa đảm bảo dinh dưỡng thì cũng làm tăng khả năng mắc bệnh vàng da vàng mắt.

tre so sinh bi vang da vang mat2
Trẻ không được bú đủ sữa mẹ hoặc sữa mẹ chưa đảm bảo dinh dưỡng rất dễ bị vàng da vàng mắt - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, hai nguyên nhân này hầu như không gây nguy hiểm hay đe dọa nhiều đến sức khỏe. Cách khắc phục cũng khá đơn giản vì chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống của trẻ là được.

2. Nguyên nhân bệnh lý

1. Trẻ bị tán huyết

Nguyên nhân bệnh lý mà cụ thể là chứng tán huyết sẽ khiến chứng vàng mắt vàng da ở trẻ sơ sinh trở nên nguy hiểm. Bệnh xuất hiện do bé có nhóm máu không tương thích với mẹ.

Nói cách khác thì người mẹ và em bé có nhóm máu khác nhau. Khi mẹ bị một chấn thương nào đó ngay trước hoặc trong lúc sinh con hoặc thì một vài tế bào máu của em bé có thể di chuyển vào máu của mẹ và tạo nên sự khác biệt.

Lúc này các kháng thể nhỏ hơn sẽ di chuyển ngược từ cơ thể mẹ vào dòng máu của em bé. Điều này kéo theo hồng cầu của thai nhi bị tiêu diệt. Kết quả không tránh khỏi là sau khi sinh ra, da và mắt trẻ sơ sinh bị vàng.

Trẻ bị tán huyết cần phải được theo dõi đặc biệt bởi bác sĩ. Sau đó tùy theo mức độ nặng nhẹ mà sẽ phải khắc phục bằng cách truyền máu hoặc thay máu.

tre so sinh bi vang da vang mat3
Trẻ sinh ra dễ bị vàng da, vàng mắt nếu có nhóm máu không tương thích với mẹ - Ảnh minh họa: Internet

2. Trẻ bị thiếu máu hình cầu liềm

Đây là hiện tượng tế bào máu bị đông cứng, các hồng cầu mắc kẹt trong mạch máu. Tình trạng này khiến máu và oxy không thể đến được các bộ phận của cơ thể khiến bé trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt.

Bệnh thiếu máu hình cầu liềm rất nguy hiểm vì dẫn đến nhiều biến chứng và nghiêm trọng đến mức có thể làm trẻ tử vong. Nếu ba mẹ thấy những dấu hiệu vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh đi kèm với những cơn đau ở khắp cơ thể kéo theo sưng bàn tay bàn chân thì cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.

Ngoài ra nếu trẻ chậm tăng trưởng, tầm nhìn thiếu khi được 4 tháng tuổi cũng cần được gặp bác sĩ ngay. Nếu các mẹ bầu đi khám trong giai đoạn phôi thai khi phát hiện một số biểu hiện khác thường thì cũng có thể phát hiện sớm bệnh này.

tre so sinh bi vang da vang mat4
Nếu ba mẹ thấy những dấu hiệu vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh đi kèm với những cơn đau ở khắp cơ thể thì cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức - Ảnh minh họa: Internet

3. Trẻ bị viêm gan

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do viêm gan có thể không rõ ràng bằng các bệnh khác. Thường gặp nhất là khi da trẻ đã hết vàng nhưng lại bị mất nước, thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt              

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt được coi là đang mắc bệnh nghiêm trọng khi phát hiện những dấu hiệu bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:

Trẻ bị vàng da nhiều ở mặt. Da có màu vàng đậm và xuất hiện sớm.

Tình trạng vàng da không hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 - 3 tuần đối với trẻ non tháng.

Toàn thân và cả mắt đều bị vàng với mức độ tăng dần.

Chứng vàng da đi kèm các triệu chứng bất thường khác như trẻ lừ đừ, bỏ bú, dễ co giật...

Khi xét nghiệm, lượng bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.

Tròng mắt bé bị vàng do viêm gan C và nhiễm trùng:

Bệnh viêm gan C có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt mà không kèm theo vàng da. Chính vì vậy, khi ba mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh bị vàng mắt kéo dài nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra, bởi có thể trẻ đang bị mắc bệnh viêm gan C.

tre so sinh bi vang da vang mat5
Bệnh viêm gan C có thể khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt mà không kèm theo vàng da - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng do nước ối dính vào mắt trẻ. Đây cũng là một lý do khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt. Lúc này dễ nhận ra mắt trẻ sơ sinh vàng đục kèm theo những dấu hiệu có ghèn, có mủ ở mắt.

Khi đã xác nhận được những biểu hiện vàng da bệnh lý như nói trên, ba mẹ cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da?

Đối với các trẻ mới chớm bị vàng da vàng mắt thì ba mẹ cần sớm đưa con tắm nắng ấm mỗi sáng. Nhưng với trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị.

Các bác sĩ có thể sử dụng 1-2 hay 3 phương pháp cùng lúc để chữa trị cho trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

Hiện nay, tại các khoa sơ sinh, các bác sĩ thường điều trị vàng da sơ sinh bằng 3 phương pháp chính, đó là:

Đầu tiên là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng thông qua biện pháp cho bú hoặc truyền dịch. Trẻ sơ sinh sẽ được truyền albumin và một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp vào cơ thể.

Thứ hai là chiếu đèn cho trẻ. Đây là phương pháp điều trị vàng da vàng mắt sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và cũng kinh tế nhất.

tre so sinh bi vang da vang mat6
Chiếu đèn là phương pháp điều trị tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt - Ảnh minh họa: Internet

Biện pháp thứ ba là thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh. Đây là cách chữa trị dành cho những trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do lượng bilirubin trong máu tăng cao.

Tùy trường hợp cụ thể mà các bác sĩ có thể chọn sử dụng riêng lẻ từng phương pháp hay 1 - 2, thậm chí 3 phương pháp cùng lúc.

Tuy nhiên phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Cách tốt nhất để phòng tránh trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là các bà mẹ đang mang thai cần khám thai định kỳ đủ và đúng thời gian.

Vào những cuối thai kỳ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh nguy cơ sinh non. Đặc biệt là khi sinh cần đến cơ sở y tế uy tín để được cán bộ có chuyên môn theo dõi và đỡ đẻ an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh phải tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh, vì sao?

Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do...

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng phải xử lý như thế nào cho hiệu quả?

Trẻ nhỏ thường dễ bị vấn đề tiêu hóa, trong đó trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng...

Cách đối phó với hội chứng colic ở trẻ sơ sinh để mẹ không mệt mỏi

Hội chứng colic hay còn được biết đến như hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không còn...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ mới đẻ, cơ cổ còn yếu, chưa đỡ nổi đầu thì phải bế trẻ cho thẳng đầu, lưng, mông,...

Cho trẻ ăn hải sản cần lưu ý gì để tránh bị dị ứng, ngộ độc?

Trừ các loại hải sản có vỏ, cha mẹ có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc...

Trẻ kêu đau đầu: Cha mẹ nên hết sức cẩn thận

Trẻ kêu đau đầu là hiện trạng không lạ gì nữa với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đừng quá...

Cách dạy trẻ 3 tuổi nghe lời nhiều bố mẹ áp dụng đã thành công

Bước vào tuổi lên ba, trẻ thường trở nên bướng bỉnh và không vâng lời cha mẹ. Trong giai đoạn...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình