1. Đồ ăn cay nóng
Bạn không nên ăn những món ăn cay nóng nhất là có những thành phần như ớt, tiêu, mù tạt, tỏi, gừng,… khi đang bị loét miệng. Vì nó gây nóng cho cơ thể và không giúp gan thải độc gây viêm nhiều hơn ở các vùng niêm mạc da mỏng trong khoang miệng mà các vết loét sẽ khó lành hơn thậm chí là nổi mụn nhọt.
2. Nước uống có cồn
Việc uống nhiều rượu bia không chỉ mắc một số bệnh lý khác nó còn ảnh hưởng đến loét miệng. Nó gây khô miệng, không có khả năng bảo vệ lớp màng mỏng trong khoang miệng thậm chí cơ thể giảm hệ miễn dịch dẫn đến các vết loét sẽ tiếp tục bị tổn thương. Nên ai đang thời gian chữa lành không nên tiếp xúc với rượu bia.
3. Các lọai trái như cam, quýt, chanh
Bạn nên biết lượng axit citric có trong cam, quýt, chanh vô cùng nhiều rất dễ làm cho các vết loét trở nên đau, rát và gây kích ứng nghiêm trọng.
Bạn sẽ càng cảm thấy khó chịu nếu vết thương càng lan rộng và khó lành hơn bạn nên cân nhắc không dùng chúng cho đến khi được chữa khỏi hoàn toàn.
4. Cà phê
Có thể nói cà phê là một loại đồ uống phổ biến và rất được ưa thích tuy nhiên đang trong tình trạng loét miệng bạn cần kiểm soát lượng cà phê. Bởi vì cà phê có chứa lượng axit salicylic gây kích ứng các mô trong khoang miệng dẫn đến nhiệt miệng và ảnh hưởng tới các vị trí bị loét có khả năng nhiễm trùng.
5. Đồ uống có ga
Các loại đồ uống có gas cũng không ngoại lệ và cần hạn chế mức có thể khi loét miệng. Đồ uống này có chứa axit photphoric một trong những chất có nguy cơ làm tổn thương đến các mô mềm trong vết loét và rát miệng.
Bên cạnh đó axit có tính bào mòn dẫn đến vết thương bị sâu hơn, nước uống có gas còn có lượng đường cao kích thích các vi trùng phát triển gây nhiễm trùng.