Phụ Nữ Sức Khỏe

Tiêm chủng đúng lịch và đủ liều giúp trẻ phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh khiến bệnh tật dễ dàng xâm nhập. Trong đó có 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Tiêm vắc xin trễ hoặc không đầy đủ có thể tước đi cơ hội bảo vệ trẻ sớm ở ngay những tháng đầu đời.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi có hệ miễn dịch chưa trải qua "luyện tập" và các cơ quan như hô hấp, tiêu hóa đều non nớt, mỏng manh, đồng thời giảm dần kháng thể bảo vệ từ mẹ. Do đó, trong những tháng đầu đời, trẻ rất dễ mắc bệnh và gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Các bệnh hàng đầu đe dọa tính mạng trẻ có thể kể đến là viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt rất dễ bị các mầm bệnh truyền nhiễm tấn công. Ảnh: Shutterstock

Trong đó, trẻ càng nhỏ mắc ho gà có biến chứng càng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao. 90% ca mắc và tử vong xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.

Bạch hầu gây nhiều biến chứng như suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, liệt cơ hô hấp… Bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến hơn 20% nếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.  

Uốn ván có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 90% với các triệu chứng co giật, suy hô hấp và rối loạn thần kinh thực vật. Trẻ sơ sinh không được chăm sóc rốn sạch sẽ, băng đầu rốn không vô khuẩn hoặc trẻ có những vết trầy xước vô tình trên cơ thể cũng là nguồn lây của uốn ván. Theo thống kê, 49% số ca tử vong trong năm 2017 trên toàn thế giới là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bại liệt gây liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong, liệt chi không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. Cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 người bị liệt không phục hồi, thường là ở chân. Trong số những người bị liệt, 5% -10% tử vong do liệt cơ hô hấp. Nhờ có vắc xin bại liệt, đến năm 2018, hầu hết các nước được xác nhận thanh toán bệnh bại liệt hoang dại. Tuy nhiên, vào năm 2023, Ủy ban xác nhận thanh toán bại liệt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đã đưa Việt Nam vào lại nhóm có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do virus biến đổi di truyền.

Trẻ mắc bại liệt có thể mang gánh nặng tàn tật suốt đời. Ảnh: Shutterstock

Nhiễm vi khuẩn Hib có thể khiến trẻ bị viêm phổi, viêm màng não, trong đó 30% ca viêm màng não do Hib mang di chứng thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, Hib còn có thể gây viêm nắp thanh quản gây tắc nghẽn đường thở và tử vong cho trẻ và các biến chứng khác như liệt, điếc, viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết.

Trẻ càng nhỏ mắc viêm gan B, tỷ lệ chuyển thành viêm gan mạn tính càng cao và nguy cơ tiến triển xơ gan, ung thư gan sau này. Có đến 90% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm viêm gan B chuyển thành viêm gan mạn tính. 

Để phòng bệnh, tạo tấm khiên vững chắc cho trẻ, BS.CK1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC lưu ý các phụ huynh cần tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho trẻ. Tiêm vắc xin phòng bệnh cần được thực hiện ngay khi trẻ đến tuổi, tiêm càng muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trẻ không ý thức giữ gìn vệ sinh, thường cho tay dính mầm bệnh lên mắt, mũi, miệng và lớn lên tiếp xúc môi trường xung quanh càng nhiều, khả năng nhiễm bệnh càng cao.

Trẻ hay cho tay vào miệng và lớn lên tiếp xúc với môi trường xung quanh càng nhiều, khả năng nhiễm bệnh càng cao. Ảnh: Shutterstock

Theo bác sĩ Chính, mỗi loại vắc xin đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu về tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm chủng theo những quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế. Vắc xin chỉ hiệu quả cao nhất khi tiêm đủ số mũi. Ví dụ, vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 nếu tiêm đúng lịch vào 2, 3, 4 tháng tuổi thì hiệu quả bảo vệ đến 99%. Ngược lại, nếu chỉ tiêm một mũi, vắc xin 6 trong 1 chỉ có hiệu quả bảo vệ đối với bại liệt đạt 40%, bạch hầu ho gà chỉ đạt 30%.

Mặt khác, vắc xin cần vài tuần để tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật, trường hợp tiêm chủng chậm lịch, kháng thể chưa tạo đủ để bảo vệ trẻ, trẻ vẫn có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người mang virus, vi khuẩn. Do vậy, phụ huynh cần tránh tâm lý chủ quan có dịch bệnh mới đưa con em đi tiêm vắc xin.

 

Tiêm ủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch là cách hiệu quả bảo vệ trẻ nhỏ. Ảnh: Shutterstock

Việc tiêm chủng chậm lịch và không đầy đủ còn có thể khiến dịch bệnh quay lại. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hàng trăm ca mắc và biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, nhập viện do ho gà và sởi; 8 ca mắc và 1 ca tử vong do bạch hầu. Đa số ca mắc bệnh đều chưa tiêm hoặc tiêm không đầy đủ số mũi vắc xin.

Bác sĩ Chính cho biết tại Việt Nam có vắc xin phối hợp 6 trong 1 phòng 6 bệnh viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib chỉ trong một mũi tiêm. Vắc xin có thành phần ho gà vô bào nên hạn chế phản ứng sốt, đau sau tiêm cho trẻ. Vắc xin 6 trong 1 có 2 loại: Loại của Pháp ở dạng pha sẵn, loại của Bỉ sẽ qua bước pha hồi chỉnh trước khi tiêm. Hai loại vắc xin đều có lịch tiêm, hiệu quả và độ an toàn như nhau. Ba mẹ hãy tham vấn bác sĩ khi đưa con đi tiêm chủng và quan trọng là cần tiêm đủ liều và đúng lịch cho con. 

Bác sĩ Chính khuyến cáo: "Các phụ huynh cần lưu ý các mốc thời gian tiêm vắc xin 6 trong 1 để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đầy đủ số mũi. Ngoài ra cũng có các loại vắc xin khác cần thiết cho con để phòng các bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Phụ huynh hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn chủng ngừa cho con đầy đủ".

Theo Quang Vũ/Tổ Quốc

Tin liên quan

Trẻ biếng ăn cha mẹ hãy thử ngay những mẹo sau

Con bạn biếng ăn hãy thử ngay những mẹo sau nhé!

Trẻ bị bạo hành dễ có xu hướng “trả thù đời” trong tương lai

Liên quan đến vụ trẻ nhỏ mồ côi được nuôi dưỡng tại mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TPHCM) bị...

Mẹ bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không là thắc mắc lớn của chị em khi lựa chọn sữa...

Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?

Khi áp lực học tập của trẻ em tiếp tục gia tăng, các báo cáo đã chỉ ra rằng độ...

Muốn tránh thai an toàn nên rửa ‘cô bé’ bằng nước chanh hay uống thuốc? Phương pháp hữu hiệu lại...

Ngày nay có rất nhiều phương pháp tránh thai an toàn được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng nhưng...

Hội bạn toàn 'con nhà nòi' của Lọ Lem: Cực thân với ái nữ nhà Hồng Vân, 'thanh mai trúc...

Lọ Lem, Bí Ngô và 2 con trai của đạo diễn Phước Sang quen nhau từ nhỏ, sau này lớn...

3 bộ phận mẹ bầu nên làm sạch trước khi đi sinh để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Khi gần đến ngày sinh mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ những đồ dùng cần thiết cũng như tâm lý...

Tin mới nhất

Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...

18/09/2024 08:49

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?

22/07/2024 08:53

Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

20/07/2024 15:07

Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?

08/05/2024 10:47

Sương sáo kỵ với gì?

07/05/2024 12:48

Đây là 3 loại nước rửa bát không nên dùng vì dễ khiến cả nhà mắc ung thư, đừng ham...

05/05/2024 08:21

Thêm mẹo này vào đậu đen trước khi nấu: 10 phút chè nở bung, không lo tốn gas, tốn điện

03/05/2024 07:07

Tuổi thọ của quạt hơi nước tăng lên 10 lần: Dưới đây là cách vệ sinh dễ dàng, không tốn...

03/05/2024 07:05

Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được

02/05/2024 07:20

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình