Phụ Nữ Sức Khỏe

Thường xuyên đeo tai nghe âm lượng lớn, có thể mất thính lực

Do thói quen, sở thích hay do tính chất công việc, nhiều người thường xuyên đeo tai nghe trong thời gian dài, thậm chí chọn mức âm thanh lớn. Tuy nhiên việc này có thể làm mất thính lực về sau.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo giới trẻ nên hạn chế thời gian đeo tai nghe chỉ khoảng một tiếng đồng hồ để tránh bị điếc trong tương lai.

Càng nghe lâu, càng bị ảnh hưởng thính lực

Theo WHO có khoảng 1,1 tỉ thanh niên và người trẻ tuổi trên toàn thế giới có nguy cơ cao mất thính lực vì sử dụng tai nghe quá nhiều hoặc do thích đến các buổi biểu diễn và các câu lạc bộ có âm thanh quá lớn.

Những người trong độ tuổi từ 12 đến 35 là những người có nguy cơ cao nhất. Chỉ trong 10 năm trước, số người mất khả năng nghe đã tăng lên vì sử dụng máy nghe nhạc và điện thoại để nghe nhạc.

Đặc biệt, trong năm 1994 có 3,5% thanh niên Hoa Kỳ phải đối mặt với một số loại tổn thương thính giác. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 5% chỉ trong 12 năm.

TS.BS Nguyễn Ngọc Minh - giảng viên bộ môn tai mũi họng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho hay ông từng tiếp nhận khám và điều trị một số bệnh nhân bị thính lực kém do thói quen sử dụng tai nghe (earphone và headphone) trong thời gian dài.

Theo ông, đeo tai nghe là nhu cầu cần thiết để giải trí; hay giúp tăng độ tập trung, hạn chế xao nhãng khi học tập, làm việc, cũng như không ảnh hưởng đến mọi người, không gian xung quanh.

Tuy nhiên nếu "lạm dụng" đeo tai nghe, có thể gây tổn ra nhiều tổn thương cho tai từ nhẹ đến nặng. Sự tổn thương này phụ thuộc mức âm thanh, thời gian dùng tai nghe và cả loại tai nghe (nhét vào bên trong tai hay ôm cả tai).

Theo đó, mức âm thanh tối đa mà tai người chịu đựng 70-80 db (decibels), tương đương tiếng ồn lúc đường phố đông đúc nghe từ trong ô tô. Nếu đeo tai nghe với công suất trên 80db trong thời gian hơn một tiếng đồng hồ sẽ có thể gây tổn thương tai trong (thính lực).

Nếu vẫn tiếp tục nghe với mức âm lượng này và duy trì trong thời gian dài sẽ làm tai nghe kém, có thể dẫn đến điếc có hồi phục, thậm chí bị điếc nhưng không hồi phục.

Nếu có vi khuẩn bám vào tai nghe, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, ngứa tai, gây viêm ống tai ngoài, thậm chí dộp da tai… Trường hợp này cần điều trị viêm da tiếp xúc.

Có nhiều trường hợp đeo tai nghe để nghe kinh, nghe nhạc, nghe sách nói... trước khi đi ngủ nhưng sau đó lại ngủ quên. Nếu thời gian đeo tai nghe kéo dài liên tục từ đến 5 - 8 tiếng đồng hồ trong khi ngủ sẽ gây tổn thương thính lực
TS.BS Nguyễn Ngọc Minh

Sử dụng 1 tiếng đồng hồ, nghỉ 5-10 phút

Vậy đeo tai nghe như thế nào là đúng? 

TS.BS Ngọc Minh cho hay, mỗi người chỉ nên đeo tai nghe trong vòng một tiếng đồng hồ, sau đó để tai được nghỉ ngơi 5 - 10 phút rồi mới tiếp tục đeo. Tốt nhất nên chọn đeo những loại tai nghe ôm cả tai (headphone).

WHO cho biết thêm, một cuộc hội thoại, hay nghe bài hát thông thường ở mức 60dB thì không gây vấn đề gì với tai. Tuy nhiên, nếu tăng nó lên mức 85dB, tương đương với một chiếc xe ủi đang chạy chậm, tiếp xúc với âm thanh này 8 tiếng có thể gây hủy hoại thính lực lâu dài. Khi nghe âm thanh lên tới 120dB, thính lực có thể bị hủy hoại chỉ trong 9 giây.

Nếu phớt lờ việc bảo vệ tai và tiếp tục mở âm lượng quá lớn trong khi đeo tai nghe có thể làm thủng màng nhĩ. Hư hại thính lực có thể tác động đến việc học tập, công việc và đời sống hàng ngày.

Trước sự gia tăng số người bị mất thính lực, WHO khuyến nghị nên dùng tai nghe ở các thiết bị điện tử chỉ một tiếng mỗi ngày, và duy trì âm lượng chỉ ở mức 60%, nhằm hạn chế tối đa những điều không an toàn khi đang nghe nhạc.

Theo Xuân Mai/Tuổi Trẻ

Tin liên quan

Đóng cửa sổ lâu dễ bị teo não, sự thật thế nào?

Nhiều người cho rằng không thích mở cửa sổ có nhiều khả năng bị teo não và tổn thương não...

Cảnh báo nguy cơ tử vong nếu đồng nhiễm COVID-19 với phế cầu khuẩn

Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu người bệnh đồng nhiễm COVID-19 với cúm hay phế cầu khuẩn trong...

Khi thức dậy làm ngay những việc này sẽ giúp bạn trẻ lâu, sống thọ, giảm cân hiệu quả, tâm...

Duy trì thói quen dưới đây giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa lão hóa phòng ngừa nhiều bệnh...

5 mẹo nhỏ giúp 'đánh bay' mệt mỏi, sau ngày làm việc căng thẳng vẫn thấy sảng khoái và tràn...

Nếu bản thân thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và không muốn làm việc, dưới đây là 5 cách giúp...

Cảnh báo mới về 14 sản phẩm siro ho bị cấm

Bộ Y tế đã nhận được công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế cảnh báo về...

Bé trai mắc chứng “chân ngắn chân dài” sau thời gian bó bột chữa gãy xương

Bé trai 10 tuổi bị lệch vẹo cột sống thắt lưng, nghiêng lệch khung chậu sang một bên gây hiện...

Dùng điều hòa không đúng cách dễ rước bệnh vào người: Viêm họng triền miên, tổn thương cả xương khớp

Điều hòa mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu vào mùa hè nhưng cũng gây nhiều vấn đề...

Tin mới nhất

Ăn gì tốt cho buồng trứng và dễ thụ thai?

6 giờ trước

Sao Việt ‘săn rồng vàng’ phút 90, xúc động khoảnh khắc thông báo tin vui, hội nhóc tỳ chuẩn con...

10 giờ trước

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khi nào nên khám bác sĩ?

1 ngày trước

Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung, bạn đã biết chưa?

1 ngày trước

Con trai 17 tháng tuổi của thủ môn Bùi Tiến Dũng nói tiếng Việt, ra dáng truyền nhân tương lai...

1 ngày trước

Các công thức nấu cháo yến mạch trứng gà cho bé ăn dặm ngon

1 ngày 13 giờ trước

Mẹ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân?

1 ngày 13 giờ trước

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

2 ngày 5 giờ trước

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

2 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình