Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuốc tránh thai có gây rụng tóc?

Mặc dù không phổ biến, rụng tóc là một tác dụng phụ có thể xảy ra khu dùng thuốc tránh thai.

Có nhiều hình thức ngừa thai, nhưng một trong những hình thức phổ biến nhất là ở dạng viên uống, thường được gọi là thuốc tránh thai. Khi được sử dụng đúng cách, thuốc có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%.

Các hormone của thuốc làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng khiến tinh trùng không thể bơi đến gặp trứng. Tuy nhiên, tác động của các hormone này đối với cơ thể không chỉ giới hạn ở tử cung, và thường có thể có những tác động khác đến cơ thể, cụ thể là tóc.

Thuốc tránh thai là lựa chọn phổ biến để ngừa thai.

Có hai dạng thuốc tránh thai khác nhau, mỗi dạng có chứa các hormone khác nhau. Loại thứ nhất là thuốc chỉ chứa progestin, là một phiên bản tổng hợp của progesterone. Loại thứ hai, thuốc kết hợp, chứa cả progestin và một dạng estrogen tổng hợp.

Thuốc tránh thai gây rụng tóc như thế nào?

Rụng tóc cũng không phải là vấn đề thường xuyên được báo cáo liên quan đến thuốc tránh thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các hormone trong thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc và dẫn đến một dạng rụng tóc tạm thời gọi là rụng tóc kiểu telogen effluvium.

Progestin, một thành phần trong hầu hết thuốc tránh thai nội tiết tố, hoạt động tương tự nội tiết tố androgen. Với nồng độ androgen cao có nhiều khả năng gây rụng tóc ở những người vốn đã mẫn cảm.

Di truyền cũng đóng một vai trò nhất định. Có tiền sử gia đình bị rụng tóc (cụ thể là rụng tóc nội tiết tố nam) hoặc các tình trạng y tế như buồng trứng đa nang khiến việc sử dụng thuốc tránh thai có nhiều khả năng gây ra tình trạng rụng tóc.

Ngoài ra, thuốc men, các vấn đề y tế như căng thẳng, thời kỳ hậu sản sau khi sinh con cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ androgen.

Telogen effluvium là tình trạng rụng tóc giai đoạn ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc. Là một dạng rụng tóc tạm thời xảy ra do căng thẳng, bệnh tật, nhiễm trùng hoặc thay đổi nội tiết tố đột ngột.

Tuy không phổ biến, nhưng rụng tóc là một tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc tránh thai.

Thông thường, tóc phát triển như một phần của chu kỳ nhiều giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn anagen - là giai đoạn tăng trưởng
  • Giai đoạn catagen - là giai đoạn chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi telogen - trong thời gian này tóc ngừng phát triển và được thay thế bằng một sợi tóc mới mọc từ cùng một nang.

Nếu cơ thể nhạy cảm với các hormone trong thuốc tránh thai, có thể khiến tóc chuyển sang giai đoạn telogen nghỉ ngơi của chu kỳ tăng trưởng sớm khiến tóc rụng.

Rụng tóc telogen effluvium bắt đầu vài tháng sau khi sử dụng thuốc tránh thai, có nghĩa là bạn có thể không nhận thấy tóc rụng cho đến khi sử dụng thuốc tránh thai trong vài tháng.

Các yếu tố nguy cơ gây rụng tóc khi sử dụng thuốc tránh thai

Rụng tóc không phải là hiện tượng phổ biến khi sử dụng thuốc tránh thai. Nhưng nếu đang sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng androgen cao, những yếu tố sau đây khiến bạn có nhiều khả năng bị rụng tóc:

  • Tiền sử gia đình bị rụng tóc
  • Sự lão hóa
  • Trong thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản
  • Căng thẳng và bệnh tật
  • Tình trạng sức khỏe gây mất cân bằng nội tiết tố như buồng trứng đa nang hoặc rối loạn tuyến giáp
  • Một số loại thuốc
  • Thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng

Làm thế nào để tránh rụng tóc khi sử dụng thuốc tránh thai?

Nếu bị rụng tóc sau khi bắt đầu sử dụng thuốc cần trao đổi với chuyên gia y tế. Rụng tóc có thể có hoặc không liên quan đến thuốc - và bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân cũng như cách điều trị rụng tóc tiềm năng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc, có thể cần thay đổi loại thuốc tránh thai đang sử dụng, như sử dụng viên thuốc có hoạt tính androgen thấp hơn hoặc chuyển từ viên thuốc chỉ chứa progestin sang phiên bản kết hợp có chứa estrogen. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Nếu tóc bị rụng nhiều, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc mọc tóc như minoxidil để giúp đẩy nhanh quá trình mọc lại và phục hồi tóc.

Theo Dược sĩ Dương Khánh Linh/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Hãy cẩn thận với những "triệu chứng này", đó là tín hiệu cho thấy có thể bạn đang bị viêm...

Khi thời tiết trở nên nóng ẩm, nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột do vi khuẩn từ thực phẩm...

6 thay đổi xuất hiện sau khi cai rượu

Tiến sĩ Damon Raskin, một chuyên gia nội khoa ở Los Angeles, Mỹ cho biết, "Nếu bạn đang uống nhiều...

Tập thể thao hợp lý hậu Covid-19

Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp để cơ thể hồi...

Đi bộ kiểu Bắc Âu (Nordic walking) có tốt cho bệnh nhân tim mạch không?

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân tim mạch, đi bộ...

6 nguyên nhân phổ biến gây ung thư đại trực tràng

Lối sống ít vận động, ăn ít chất xơ, chỉ số BMI cao hay di truyền có thể là những...

Ngoáy tai bằng tăm bông: Thoải mái một lúc nhưng hại lâu dài

Tai có cơ chế tự làm sạch nên không cần thiết phải ngoáy tai. Tuy nhiên, một khảo sát chỉ...

TPHCM ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, phát sinh 136 ổ dịch mới

Ngày 19-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca mắc bệnh tay...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình