Phụ Nữ Sức Khỏe

Ngoáy tai bằng tăm bông: Thoải mái một lúc nhưng hại lâu dài

Tai có cơ chế tự làm sạch nên không cần thiết phải ngoáy tai. Tuy nhiên, một khảo sát chỉ ra rằng 68% số người tham gia cho hay họ thường xuyên dùng tăm bông để làm sạch tai mà không biết thói quen này có hại.

Sử dụng tăm bông để làm sạch tai có thể gây ra rất nhiều tổn hại cho cơ thể.

Thống kê ở Anh cho thấy, có khoảng 7.000 người được điều trị cho các trường hợp cấp cứu vì vật dụng đặt vào tai mỗi năm.

Các chấn thương phổ biến nhất trong ngoáy tai là dị vật tai, cảm giác có thứ gì đó bị mắc kẹt trong tai (30%), thủng màng nhĩ (25%) và chấn thương mô mềm (23%). Một số ít trường hợp gây tổn thương chuỗi xương con trong tai, trong đó, rất hiếm sẽ tổn hại cho xương bàn đạp, từ đó có thể gây ra vấn đề về thăng bằng. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp có thể dẫn đến mất hoàn toàn thính giác.

Phần lớn các chấn thương trong tai khi ngoáy tai xảy ra do sử dụng tăm bông để làm sạch tai (73%), chơi với tăm bông (10%) hoặc bị ngã khi có tăm bông trong tai (9%). Trong đó, hầu hết các thương tích xảy ra khi trẻ em đang tự sử dụng tăm bông (77%).

2/3 số bệnh nhân nhỏ hơn 8 tuổi, trong đó trẻ dưới ba tuổi chiếm 40% tổng số thương tích khi ngoáy tai. Dị vật tai là chẩn đoán thường gặp nhất ở trẻ em từ 8 đến 17 tuổi, trong khi thủng màng nhĩ lại thường gặp nhất ở trẻ em dưới 8 tuổi.

Ngoáy tai bằng tăm bông gây thương tích

Nghe có vẻ khó tin nhưng tăm bông có thể làm tổn thương tai giữa của bạn và đặc biệt hơn là gây thủng màng nhĩ. Theo một nghiên cứu xem xét các chấn thương tai liên quan đến tăm bông, khoảng 73% trong số đó được tìm thấy có liên quan đến việc làm sạch tai. Đây là một tỷ lệ phần trăm lớn nếu bạn xem xét rằng nghiên cứu diễn ra từ năm 1990 đến năm 2010 và đã nghiên cứu hơn 263.000 trẻ em.

 

Tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn trong tai

Tăm bông sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch và đẩy ra ngoài như bình thường, thay vào đó, sẽ khiến ráy tai tích tụ trong tai sâu hơn.

Tích tụ quá nhiều ráy tai có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau, cảm giác đầy nặng trong tai, ù tai, nghe không rõ.

Tăm bông gây nhiễm trùng

Một trong những đặc tính có lợi nhất của ráy tai là bẫy và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào tai của chúng ta. Nó hoạt động giống như một mạng lưới an toàn ngăn vi khuẩn gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng tăm bông và đẩy cả ráy tai và vi khuẩn vào sâu hơn bên trong, chúng ta khuyến khích vi khuẩn xâm nhập, dễ dấn đến viêm tai.

 

Vật lạ trong tai

Trong một số trường hợp, một phần đầu của tăm bông có thể sẽ bị rơi ra và mắc lại bên trong tai của bạn. Việc này có thể sẽ dẫn đến khó chịu, đầy hoặc đau tai, thậm chí gây mất thính lực.

Một nghiên cứu điều tra về các vật thể lạ thường dẫn đến các ca cấp cứu cho thấy tăm bông trong ống tai là một trong số những vật thể lạ thường khiến người trưởng thành phải đi cấp cứu nhất.

Phải làm gì nếu tăm bông khiến bạn đau tai?

Nếu cơn đau lúc đầu không có gì nghiêm trọng và bạn cảm thấy chịu được, bạn có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn và xem diễn biến của nó như thế nào. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn còn và sau đó kèm theo thính giác bị bóp nghẹt hoặc ù tai, bạn nên đi khám.

Làm thế nào để làm sạch tai của bạn một cách an toàn?

 

Làm mềm: Nhỏ một vài giọt dầu em bé, dầu khoáng hoặc glycerin vào trong tai để làm mềm ráy tai

Làm ẩm: Sau một vài ngày làm mềm ráy tai, hãy làm ẩm tai của bạn. Sử dụng một chiếc xi lanh để bơm nước vào ống tai của bạn.

Làm sạch: Sau khi đã làm ẩm, hãy nhẹ nhàng nghiêng đầu bạn về 1 bên để nước chảy ra khỏi tai của bạn.

Làm khô: Sử dụng một chiếc khăn sạch để lau khô phần tai.

Theo T. Linh (Theo Brightside)/Nhịp Sống Miền Tây

Tin liên quan

TPHCM ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, phát sinh 136 ổ dịch mới

Ngày 19-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong tuần qua, số ca mắc bệnh tay...

Cảnh báo suy gan liên quan đến thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol

Paracetamol là một loại thuốc phổ biến nhất hiện nay, hầu như có sẵn trong các tủ thuốc gia đình;...

Hơi nóng đã bật điều hòa, trẻ phát ốm vì lạm dụng

Hai đứa đều nghịch nên nóng nhiều, chưa đến 10h chúng đã bật điều hòa. Có hôm, 5h chiều chị...

TP HCM có 9 ca tử vong do sốt xuất huyết

TP HCM vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong...

Tư thế gác chân lên tường thường xuyên mang lại tác dụng gì?

Gác chân lên tường được nhiều người coi như bài tập có lợi cho sức khỏe nhưng đảm bảo được...

5 chấn thương khi chạy bộ ai cũng có thể gặp phải

Chạy bộ là một trong các hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên,...

Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng cần nhập viện

Thấy trẻ sốt, nôn nhiều, da có nốt ban đỏ, giật mình,… cha mẹ cần đưa con đi khám để...

Tin mới nhất

Ăn cháo đậu xanh có "giải độc vắc xin"? Chuyên gia lý giải vì sao cháo đậu xanh cực tốt...

18 giờ trước

Bánh mì gây ngộ độc hơn 500 người được chế biến thế nào

18 giờ trước

Phát hiện khuẩn Salmonella trong bệnh phẩm trẻ ngộ độc ở Đồng Nai

19 giờ trước

Nữ Việt kiều tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ

19 giờ trước

Một người chết, nhiều người nhập viện sau bữa cỗ

19 giờ trước

Phẫu thuật bảo tồn vú trong điều trị ung thư giúp phụ nữlấy lại sự tự tin trong cuộc sống

1 ngày 6 giờ trước

NÓNG: Mưa lớn xuất hiện ở Hà Tĩnh sau chuỗi ngày nắng kỷ lục, gây sạt lở đất, 3 công...

1 ngày 6 giờ trước

9 nhóm người được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương 1-7

1 ngày 6 giờ trước

"YouTuber nghèo nhất Việt Nam" từ làm phụ hồ đổi đời nhờ clip đồng quê dân dã triệu view, cuộc...

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình