Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuốc quý từ món trai sông

Theo y học cổ truyền, thịt trai sông có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ thận, hạ huyết áp, thường được dùng bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em chậm lớn, ra mồ hôi trộm,...

Xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc thường dùng từ thịt trai để bạn đọc tham khảo:

Bài 1: Bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi mắc bệnh mạn tính:

Thịt trai 100g, thái nhỏ, xào với gia vị cho thơm. Lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo, cho thịt trai xào vào, thêm vài lát gừng, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên. Món ăn này rất tốt cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...Với người mỡ máu cao khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương có tác dụng giảm mỡ máu, thông huyết mạch.

Trai sông.

Bài 2: Giải nhiệt, bổ dưỡng cho phụ nữ có thai:

Trai luộc chín, gỡ thịt thái nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, xào với hành phi thơm. Lọc nước luộc trai, đun sôi lại rồi cho trai đã xào vào, cho hành, răm, đảo đều ăn trong bữa cơm.

Bài 3: Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em:

Trai luộc chín, gỡ thịt. Lấy 50g thịt trai thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu đến khi nhừ thịt trai, thêm gia vị. Cho trẻ ăn hai lần trong ngày. Dùng liền trong 3 - 5 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị lao phổi:

Thịt trai 150g, rau hẹ 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn trong bữa cơm ngày 1 lần. Dùng liền 1 tuần.

Bài 5: Trường hợp can thận hư tổn, đau đầu hoa mắt:

Thịt trai 250g, câu kỷ tử 15g, cúc hoa 15g. Sắc nước thuốc rồi thêm đủ nước để hầm thịt trai, ăn mỗi ngày một lần. Dùng liền 3-5 ngày.

Bài 6: Đau đầu, tăng huyết áp:

Thịt trai 50g, râu ngô 20g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn vớt bỏ bã râu ngô, thêm hành 10g, gừng 3g, gia vị vừa đủ. Ăn trong ngày.

Bài 7: Suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh:

Thịt trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước nấu canh, khi chín vớt bỏ bã xuyên khung, thêm gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, dùng liên tục 5 - 7 ngày.

Bài 8: Dùng cho người hay nhức mỏi cơ xương khớp, ho có đờm:

Thịt trai 100g, thịt lợn nạc 50g, tất cả băm nhỏ, ướp gia vị, trộn đều, viên thành viên chả, bọc với lá lốt, cho vào vỉ nướng chín, ăn trong bữa cơm. Có thể ăn thường xuyên.

Theo Bác sĩ Thu Vân/ Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Rau càng cua làm thuốc

Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida Kunth thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Cây thảo sống hàng...

Con hến - Món ngon, thuốc tốt

Hến là món ăn rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Canh hến nấu bầu, hến xào,... là những...

Thịt ếch làm thuốc

Ếch thuộc họ ếch nhái, còn có tên là điền oa, điền kê hay trường cổ, thanh kê. Ếch dùng...

Lá lốt - Vị thuốc dân gian

Ngoài là rau ăn lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi...

Những bài thuốc từ cây chanh

Cây chanh là một cây trồng cho quả rất thông dụng, song về mặt y học, tất cả các bộ...

Bài thuốc trị bệnh đường tiêu hóa từ khoai tây

Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa bệnh.

Món ăn, bài thuốc bổ máu

Ngoài việc sử dụng thuốc còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo...

Tin mới nhất

Giá vàng hôm nay 18/5/2024: Vàng SJC phục hồi tăng nhẹ, trở về ngưỡng 90 triệu đồng/lượng

53 phút trước

Hiện trường vụ cháy cơ sở bi-a, phòng gym ở hà Nội, nhiều người trèo lên nóc nhà thoát thân

54 phút trước

7 địa điểm tham quan dưới lòng đất đẹp nhất thế giới, Việt Nam cũng nằm trong số đó

59 phút trước

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'khoắng sạch' hơn 4 tỷ đồng vì 'ứng tiền thanh toán hộ'

1 giờ trước

Nỗi lòng của những người lao động và “trạm” tiếp năng lượng quen thuộc mỗi ngày

14 giờ trước

Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây vượt qua mùa hạn mặn

1 ngày 21 giờ trước

Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?

2 ngày trước

9 thị trấn ma đẹp huyền ảo từ Á đến Âu nên ghé thăm

2 ngày trước

Hơn 100 công nhân ở Đồng Nai nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh đa cua

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình