Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuộc lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da chuẩn nhất

Tác dụng lớn nhất của việc cho bé tắm nắng là bổ sung vitamin D, giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe. Tuy nhiên nếu bé bị vàng da, các mẹ nên học cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da chuẩn nhất.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tốt không?

Những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sinh vitamin D3, giúp tăng cường 2 thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách tắm nắng cho trẻ, đặc biệt là cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da đúng chuẩn nhất.

cach tam nang cho tre so sinh bi vang da 6
Thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn - Ảnh minh họa: Internet

Tắm nắng là một trong những việc cần thiết, rất tốt đối với sự phát triển của cơ thể và trí tuệ của trẻ sơ sinh. Phương pháp này giúp cơ thể của trẻ tự sản xuất vitamin D. Vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da của bé, khoảng gần 80% Vitamin D sẽ hấp thụ vào bé thông qua hoạt động tắm nắng hàng ngày.

Bên cạnh đó, nếu trẻ không được tắm nắng, cơ thể bé sẽ không tổng hợp được vitamin D3, dễ gây ra các bệnh như còi xương, vàng da. Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh sai cách và không an toàn có thể gây hại cho làn da sơ sinh mỏng manh của bé.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện khoảng 72 giờ sau sinh - thời điểm hồng cầu trong cơ thể bé bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Tình trạng này vô tình phóng thích Bilirubin - chất mang sắc tố vàng, nếu mức Bilirubin quá cao sẽ khiến làn da của trẻ sơ sinh chuyển sang màu vàng.

cach tam nang cho tre so sinh bi vang da 5
Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân chủ yếu gây vàng da ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ và con bị bất đồng nhóm máu Rh, trẻ bị nhiễm trùng hoặc bị da vàng do di truyền. Vàng da có 2 loại gồm vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý: Đây là hiện tượng vàng da phổ biến nhất, thường xuất hiện khoảng 1 tuần đầu với trẻ sinh đủ tháng và khoảng 2 tuần với trẻ sơ sinh thiếu tháng. Bệnh chỉ thường kéo dài 2 – 3 ngày sau sinh, sau đó tự khỏi và không đi kèm bất cứ dấu hiệu nào khác. Mẹ chỉ cần áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da vài lần là được.

Vàng da bệnh lý: Chiếm khoảng 2 – 5% trên tổng số trẻ sơ sinh bị vàng da. Lúc này việc áp dụng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ không có tác dụng, thậm chí nếu kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, tử vong.

Cách kiểm tra vàng da ở trẻ

Theo các bác sĩ, để kiểm tra trẻ có bị vàng da hay không rất đơn giản. Bằng cách vào buổi sáng mẹ đặt con trước cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng sau đó dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào trán của trẻ. Tại vị trí ấn không thấy da trẻ vàng là trẻ không bị vàng da.

cach tam nang cho tre so sinh bi vang da 4
Trong khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D - Ảnh minh họa: Internet

Nếu xuất hiện màu vàng ở vị trí ấn tay trỏ thì mẹ tiếp tục kiểm tra phần ngực trẻ. Cũng dùng tay trỏ để kiểm tra. Không có màu vàng thì mẹ có thể yên tâm nhưng có màu vàng thì mẹ tiếp tục kiểm tra bụng bé.

Phơi nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt?

Theo những chuyên gia sức khỏe, trong khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Phơi nắng cho trẻ sơ sinh vào lúc nào thì tốt là một thắc mắc của không ít bà mẹ.

  • Thời điểm tắm nắng vào mùa hè: Bắt đầu vào buổi sáng từ 7 – 9 giờ, buổi chiều từ 16 – 17 giờ.
  • Tắm nắng vào mùa đông: Bắt đầu vào buổi sáng từ 8 – 9 giờ và buồi chiều từ 15 – 17 giờ.
cach tam nang cho tre so sinh bi vang da 3
Nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều - Ảnh minh họa: Internet

Nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Ngược lại thì thời gian tắm nắng cho trẻ vào mùa hè mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Mẹ nên lưu ý khoảng thời gian từ 10-16 giờ, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng. Tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.

Tắm nắng bao lâu là phù hợp nhất?

cach tam nang cho tre so sinh bi vang da 2
Đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời vài ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 5 – 10 phút - Ảnh minh họa: Internet

Đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời vài ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 5 – 10 phút do làn da của trẻ rất mỏng manh, dễ bị tổn thương. Sau đó vài ngày khi trẻ đã quen thì mẹ có thể tăng thời gian lên khoảng 15 – 20 phút và không nên tắm nắng quá 30 phút.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Như đã nói ở trên, cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da có thể áp dụng cho trẻ bị vàng da sinh lý, đối với vàng da bệnh lý thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Để giúp trẻ sơ sinh khỏi bệnh vàng da sinh lý, mẹ cần thực hiện tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo quy trình sau đây:

Ngày đầu tiên: Cho bé mặc quần áo như bình thường rồi đưa bé ra nắng, sau đó từ từ kéo nhẹ áo bé xuống để ánh nắng chiếu vào phần bụng và phần lưng. Sau đó kéo áo lại bình thường và kéo quần xuống để tắm nắng tiếp. Ngày đầu mẹ chỉ nên cho trẻ tắm khoảng 5 – 10 phút để bé tập làm quen với ánh nắng mặt trời. Khi bé mới sinh 2 – 3 ngày tuổi, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ. Mẹ lựa chọn hiên nhà hoặc cửa sổ nơi kín gió và có nhiều ánh sáng để phơi nắng cho con.

cach tam nang cho tre so sinh bi vang da 1
Tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ vào giờ giữa trưa nắng gắt - Ảnh minh họa: Internet

Trong 3 ngày tiếp theo: Lặp lại quy trình giống ngày đầu tiên. Trong 10 ngày tiếp theo: Mẹ không mặc quần áo cho bé nữa, chỉ mặc một chiếc quần ngắn hoặc mặc tã để che vùng kín, dùng tay che mắt bé lại và bắt đầu tắm nắng. Lúc này, mẹ có thể cho trẻ tắm từ 15 – 20 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”.

Lưu ý khi tắng nắng cho trẻ bị vàng da

  • Tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ vào giờ giữa trưa nắng gắt.
  • Không tắm cho trẻ ngay sau khi vừa tắm nắng xong
  • Không tắm nắng cho trẻ qua lớp cửa kính
  • Khi bé tỏ thái độ khó chịu và ra nhiều mồ hôi thì mẹ nên đưa trẻ vào nhà ngay và cho trẻ uống nước và lau khô mô hôi.
  • Trong lúc tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt của bé.
  • Mẹ không nên tắm nắng cho trẻ ở những nơi gió lộng, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
  • Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt của bé.
  • Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
  • Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
  • Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng. Nếu là mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng.
  • Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
  • Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt..
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng
  • Trong lúc tắm nắng, nếu thấy chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh, mẹ nên cho bé uống chút nước lọc ngay và lấy nước ấm lau người bé.

Tắm nắng là cách tốt để giúp trẻ bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, khi đã nắm được cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da nhưng không phải ngày nào cũng có nắng đẹp để mẹ cho con tắm nắng. Vì vậy, mẹ có thể tìm hiểu thêm về các cách bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Bé gái 5 tháng tuổi đột quỵ, tử vong vì bố dượng rung lắc

Mặc dù đã có nhiều trường hợp thương tâm do rung lắc khi trẻ còn quá nhỏ, nhưng nhiều ông...

Không nên cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại, dùng cách này con mới thông minh 'từ trong trứng...

Trẻ được nghe nhạc thai giáo trong thai kỳ có xu hướng cảm thụ âm nhạc tốt hơn và trí...

Trẻ lắc đầu để loại bỏ nước trong tai có thể gây tổn thương não

Nước kẹt trong tai có thể gây nhiễm trùng tai, thậm chí có thể dẫn đến điếc. Nhưng lắc mạnh...

Bất ngờ với hình ảnh lớn phổng phao của con Lâm Khánh Chi, càng lớn càng giống ba nuôi

Sau khoảng thời gian Lâm Khánh Chi ít chia sẻ về con, hình ảnh mới nhất của bé Kim Long...

Mách cha mẹ cách xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ bị viêm loét dạ dày, con mau chóng...

Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Muốn con nhanh chóng bình phục, cha mẹ...

Từng nói con 5 tuổi không biết iPad là gì, Hồng Nhung lại xuất hiện ở hàng iPad cùng con

Nữ ca sĩ từng tiết lộ, Tôm và Tép còn tưởng iPad là “chiếc điện thoại to”.

Giá thịt lợn tăng mạnh, cha mẹ nên biết cách chế biến thịt bò không bị mất chất theo gợi...

Thay vì ăn thịt heo, cha mẹ chế biến thịt bò đúng cách cũng giúp cơ thể bé hấp thu...

Tin mới nhất

Thấy chồng uống thuốc lạ, vợ bán tín bán nghi lên mạng tìm hiểu thì choáng váng sốc ngất khi...

17 giờ trước

Thấy mẹ chồng nằng nặc đòi đi trăng mật cùng vợ chồng con trai, nàng dâu ‘vùng lên’ khiến bà...

18 giờ trước

Chồng qua đời 2 tuần, một người đàn ông lạ đến nhà tôi, nhìn chằm chằm vào con trai của...

19 giờ trước

Về ra mắt nhà bạn trai, chỉ vì nghe một câu mẹ chồng tương lai mắng người yêu nói mà...

20 giờ trước

Thấy cô dâu mới nhất quyết không đeo nhẫn cưới, chú rể biết sự thật đằng sau còn khủng khiếp...

21 giờ trước

Thấy bên nhà hàng xóm có tiếng khóc, chồng vứt luôn bát lao đi, cô vợ chạy theo thì bất...

22 giờ trước

Có 3 đứa con rồi nhưng chị dâu vẫn muốn nhận con nuôi, em chồng lén đi tìm kiếm sự...

23 giờ trước

Vừa dọn về ở cùng chồng và con riêng, cô dâu mới toát mồ hôi khi hằng đêm cứ thấy...

1 ngày trước

Dù có cố gắng sửa sai thế nào thì với vợ, tôi mãi mãi là người chồng ngoại tình lỡ...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình