1. Trước khi sơ chế, chế biến thực phẩm hay rửa tay thật sạch
Do bàn tay thường hay va chạm nhiều trong quá trình sinh hoạt dễ cho các vi khuẩn, vi rút hay các tạp chất khác bám vào tay vì khi không rửa tay kỹ lưỡng thực phẩm sẽ bị bẩn khi có nguy cơ sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế luôn chú ý điều này khi bắt tay vào làm nhầm tránh ô nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
2. Các dụng cụ nấu ăn luôn được sạch sẽ mỗi khi sử dụng
Các dụng cụ phục vụ cho việc chế biến thực phẩm là nơi trụ ngụ các vi khuẩn gây hại mà bạn không ngờ tới.
Đặc biệt là khi xử lý đồ sống chẳng hạn như thịt để hạn chế các vi sinh vật nên dùng 2 thớt nhằm tách biệt giữa đồ sống và chín. Thớt là một trong những dụng cụ dễ nhiễm khuẩn chéo nhất.
3. Rửa sạch trái cây, rau quả khi mua về
Các loại trái cây, rau quả thường có nhiều bụi bẩn, đất cát trong lúc thu hoạch cùng với đó là các hóa chất khi chăm bón. Dù là nông sản sạch thì cũng không nên lơ là phải rửa sạch trước khi ăn tránh có vi khuẩn gây hại.
4. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh
Ngăn mát được lưu trữ nhiều thực phẩm do được bảo quản tốt hơn khi để bên ngoài và cũng là nơi chứa nhiều mùi hôi nhất nên cần phân loại thực phẩm một cách rõ ràng. Bảo quản chúng bắng túi nhựa, hộp kín để có thể giữ được độ lạnh trước khi chế biến tránh nhiễm chéo và không cho thực phẩm ướp mùi các món khác.
5. Xử lý thực phẩm thừa
Những món ăn sau khi được chế biến không nên để chúng bên ngoài quá 2 giờ bởi lẽ khi tiếp xúc không khí sẽ làm vi khuẩn sinh sôi mà mắt thường không nhìn thấy như salmonella, shigella,.. Khi ăn sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và một số triệu chứng nguy hiểm khác. Do vậy nên cần đem những thực phẩm này vô hộp bỏ vào tủ lạnh thời gian bảo quản sẽ lâu hơn và không bỏ lãng phí.