Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout... ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout gồm có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính. - Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi. - Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gout (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn). - Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.
Theo các BS, sau một bữa tiệc rượu, bia và nhiều loại thịt các loại, các loại nước xương hầm có thể làm khởi phát một đợt cấp, khiến các khớp gối của người bệnh gout mạn đau, sưng tấy, dẫn đến đi lại khó khăn trong những ngày Tết.
Để phòng ngừa đợt cấp tiến triển này, người bệnh gout nên hạn chế dùng nhiều bia, rượu, ăn một lượng vừa phải chất đạm có nguồn gốc động vật, thủy hải sản. Đặc biệt các loại nước dùng chế biến từ xương, thịt hầm, chỉ nên ăn vừa phải vì nhân purin trong thực phẩm sẽ hòa tan vào nước, làm tăng lượng purin trong chế độ ăn.
Khi bị gout, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như các loại cam, quít, bưởi, và các quả chín khác và nhớ uống nhiều nước.
Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.
Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu. - Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).
- Không uống: rượu, bia, cà phê, chè. - Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu. - Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp. - Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.
Các thực phẩm nên ăn:
- Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau. - Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.
- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Cách tính các thực phẩm tương đương như sau.
- Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm. Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gout cấp tính:
Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg. Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal. Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.
Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal. Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối).
Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.