Tác dụng của lá cây đu đủ
Theo Thanh Niên dẫn tin Bold Sky, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm dựa trên muỗi ảnh hưởng đến khoảng 50-200 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Theo một nghiên cứu, chiết xuất lá đu đủ có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị nhiễm sốt xuất huyết và hạ sốt.
Lá đu đủ có thể tạo ra điều kỳ diệu cho phụ nữ có kinh nguyệt. Chúng giúp giảm tình trạng đầy hơi xảy ra trong lúc đau bụng kinh. Thông thường, trà hoặc thuốc sắc được làm từ lá đu đủ rất hữu ích để điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau đầu, đau, khó tiêu và buồn nôn.
Theo một nghiên cứu, thuốc sắc lá đu đủ có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư da. Lá đu đủ có tác dụng giúp tiêu diệt tế bào ung thư ở người tốt hơn các phương thuốc truyền thống khác.
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại ký sinh trùng có tên là Plasmodium gây ra. Theo một nghiên cứu, dùng lá đu đủ hằng ngày ở bệnh nhân sốt rét giúp tăng các tế bào hồng cầu và giảm số lượng ký sinh trùng trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng của gan từ ký sinh trùng sốt rét, theo Bold Sky.
Có nhiều bệnh gây ra do viêm như tiểu đường, vàng da và xơ gan. Viêm trong cơ thể cũng có thể do một số dị ứng hoặc bệnh tật. Lá đu đủ có đặc tính kháng viêm giúp điều trị viêm mạn tính bằng cách giảm căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể.
Lá đu đủ chứa nhiều chất chống ô xy hóa như beta-carotene, các enzyme như papain và vitamin như A và C. Các hợp chất này giúp điều trị những vấn đề về tóc như gàu và hói, kích thích mọc thêm tóc và làm cho chúng trở nên bóng mượt tự nhiên.
Theo Đông y, lá đu đủ có tính hàn, vị hơi đắng, có mùi hắc, có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ tì và nhuận tràng.
Lá đu đủ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, lở loét, mụn,… Quan trọng nhất là lá đu đủ còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.
Đu đủ trị ung thư được không?
Theo Dân Trí dẫn tin từ Healthline, một số nơi dùng lá đu đủ để làm rau hoặc làm thuốc điều trị sốt trong các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, chikungunya.
Lá đu đủ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, nhưng nghiên cứu hiện đại vẫn còn thiếu.
Chiết xuất lá đu đủ đã chứng minh khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, nhưng cả thí nghiệm trên động vật và người đều không lặp lại những kết quả này.
Mặc dù tiêu thụ lá đu đủ và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác có thể đóng vai trò ngăn ngừa ung thư nhưng chúng chưa được chứng minh là có khả năng chữa bệnh.
Một số nghiên cứu trên lâm sàng sử dụng dịch chiết (dạng viên nang) của lá đu đủ cho bệnh nhân đang điều trị hóa chất bị giảm tiểu cầu cho thấy chúng giúp làm tăng tiểu cầu và cải thiện các chỉ số về đông máu trên nhóm bệnh nhân này.
Những ai cần tránh đu đủ
Dù đu đủ là loại trái cây bổ dưỡng nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn mỗi ngày và ăn trong một thời gian dài nhé. Bởi nếu ăn quá nhiều đu đủ trong thời gian dài có thể khiến cho da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng và hiện tượng tiện này chỉ chấm dứt sau một thời gian ngưng ăn chúng.
Chất papain trong đu đủ có khả năng làm dị ứng, vì thế khi ăn nhiều đu đủ sẽ làm cho hệ hô hấp bị rối loạn dẫn tới tình trạng thở khò khè, tắc nghẽn, hen suyễn,...
Đu đủ chín có chứa những chất làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Do đó, nếu bạn đang có dự định sinh con, bạn nên tránh việc ăn quá nhiều đu đủ chín.
Đủ đủ chứa nhiều chất xơ và nếu trẻ sơ sinh ăn đu đủ nhiều có thể khiến bé đi ngoài phân lỏng, bé bị tiêu chảy gây mất nước. Nếu không bù đủ nước lại khiến bé bị táo bón. Do đó, các mẹ cần cân nhắc thật kỹ khi cho bé ăn đu đủ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
Chất papain trong thành phần của lá đu đủ có nguy cơ gây kích ứng dạ dày. Chính vì thế, những bệnh nhân bị mắc bệnh dạ dày không nên lạm dụng lá đu đủ để tránh bị xuất huyết dạ dày dẫn đến nguy cơ tử vong.