Phụ Nữ Sức Khỏe

Kiến thức khi mang thai các mẹ cần biết: Bà bầu giảm thị lực có đáng lo ngại?

Mắt mờ dần khi mang xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ, không quá phổ biến nhưng cũng không phải vấn đề đơn giản. Liệu tình trạng bà bầu giảm thị lực có nguy hiểm hay không, nguyên nhân do đâu, các khắc phục thế nào thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Không ít chị em cảm nhận rõ rệt rằng bản thân bị khô mắt, mờ mắt dần khi mang thai. Nó không phải là tình trạng hiếm gặp cũng không gây nguy hiểm nên các bà bầu giảm thị lực trong thai kỳ cũng đừng quá lo lắng nhé. 

Tìm hiểu vấn đề bà bầu giảm thị lực có sao không? 

1. Nguyên nhân gây ra việc khiến mắt mờ dần khi mang thai

Tất cả là do trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi hormone, sự trao đổi chất, giữ nước và lưu thông máu đều có thể ảnh hưởng đến mắt và thị lực của các chị em.

Bà bầu khi mang thai giảm thị lực có sao không?
Bà bầu khi mang thai giảm thị lực có sao không? Ảnh: Internet

Tất cả những tác nhân trên đến một mức nào đó sẽ có thể làm tăng độ dày và độ cong của giác mạc. Mà độ dày và độ cong giác mạc chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng đã ảnh hưởng đến việc các mẹ có cần sử dụng kính hay không rồi. Đây cũng là lý do tại sao phẫu thuật mắt chữa cận lại được khuyến cáo không nên làm khi đang mang thai. Cũng như các chị em không cần phải cắt kính, đeo kính khi thấy thị lực giảm trong lúc bầu bí.

Những tác nhân khiến bà bầu giảm thị lực này hầu như chỉ thay đổi trong thời gian mang thai, ảnh hưởng nhỏ và tạm thời. Thị lực mắt sẽ trở lại trong vài tháng sau sinh. Nếu các chị em đang cận thì việc giảm thị lực này có thể sẽ ảnh hưởng nhiều và lâu dài hơn. Nhiều chị em bị cận chia sẻ rằng tầm nhìn của họ tốt và xa hơn trước thời điểm mang thai, cũng không ít chị em đã phải đi cắt kính mới để phù hợp độ mắt sau sinh.

2. Những ảnh hưởng khác đến mắt khi mang thai 

Những ảnh hưởng về mắt khi mang thai
Những ảnh hưởng về mắt khi mang thai. Ảnh: Internet

Dễ bị khô và kích ứng mắt khi mang thai

Nhiều chị em sẽ cảm thấy mắt khô và dễ khó chịu hơn trong thời kỳ mang thai (thậm chí nó kéo dài đến cả mấy tháng sau sinh). Nó là kết quả của sự thay đổi tinh vi hình dạng và độ dày giác mạc khiến chị em sẽ gặp khó khăn với sự thay đổi tầm nhìn này. 

Rối loạn thị giác từ chứng đau nửa đầu

Các chị em cũng có thể thấy có đốm đen nhấp nháy trước mặt hay thấy điểm mù. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là từ chứng đau nửa đầu có dấu hiệu báo trước xảy ra ở các chị em mang thai lần đầu. Tình trạng đau nửa đầu này sẽ khiến các chị em bị rối loạn thị giác nhẹ như thấy các điểm nhấp nháy, tự nhiên có đường ziczag trước mặt, xuất hiện điểm mù hoặc nặng hơn là mất thị lực tạm thời. 

Khi mang thai dễ gặp các bệnh về mắt

Một số phụ nữ có thai khác khỏe mạnh lại gặp phải bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (Central Serous Chorioretinopathy - Viết tắt là CSC hay CSCR). Bệnh này xảy ra khi có sự xuất hiện lớp chất lỏng dưới võng mạc (mô nhạy cảm với ánh sáng phía sau mắt). Các lớp của võng mạc sau đó tách ra và bóp méo thị lực, tạo ra những điểm mù.

Tình trạng này liên quan đến sự thay đổi hoóc môn căng thẳng và thường phát triển vào cuối thai kỳ, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai. Tầm nhìn chị em sẽ trở lại bình thường vào cuối kỳ mang thai hoặc trong vòng vài tháng sau khi sinh.

Thay đổi tình trạng mắt hiện tại

Mang thai cũng có thể cải thiện hoặc gây tồi tệ hơn cho tình trạng mắt hiện tại. Thế nên, hãy đi khám bác sĩ mắt trước khi mang thai và một lần nữa trong giai đoạn đầu của thai kỳ để kiểm tra tổn thương các mạch máu trong võng mạc của các chị em (bệnh võng mạc tiểu đường) để theo dõi sát sao tình trạng thay đổi của mắt, và nhớ cả trong thời điểm trước, đang và sau khi sinh em bé đều phải kiểm tra nhé.

Mặt khác, tăng nhãn áp đôi khi được cải thiện trong thời kỳ mang thai, vì vậy bác sĩ mắt có thể giảm liều thuốc cho chị em, giảm được ảnh hưởng không mong muốn của thuốc đến với các bé.

3. Cải thiện tình trạng giảm thị lực khi mang thai?

Cần làm gì để cải thiện thị lực khi mang thai
Cần làm gì để cải thiện thị lực khi mang thai. Ảnh: Internet

  • Hỏi bác sĩ nhãn khoa về các phương pháp điều trị an toàn khi bị khô mắt hay là có vấn đề về giảm thị lực dành cho bà bầu, bao gồm các bài luyện tập mắt và thuốc bổ mắt an toàn khi mang thai. 
  • Hãy nghỉ ngơi mắt thường xuyên hơn, hạn chế xem TV, máy tính và điện thoại thông minh. Nhìn chằm chằm màn hình trong một khoảng thời gian dài và không chớp mắt thường xuyên có thể làm khô và kích ứng nặng hơn.

4. Bà bầu giảm thị lực khi mang thai có nguy hiểm? 

Nó là hiện tượng bình thường không gây quá nguy hiểm cho các chị em khi mang thai nhưng trong một số trường hợp, vấn đề thị giác thay đổi là dấu hiệu báo trước của các bệnh nguy hiểm chưa được bộc lộ, ví dụ như huyết áp cao. Khoảng 25% chị em bị tiền sản nặng và 50% phụ nữ bị chứng sản giật gặp phải các triệu chứng thay đổi thị giác bao gồm giảm thị lực, mắt có điểm mù, xuất hiện các đốm nhấp nháy trước mắt,....

5. Có nên thông báo với bác sĩ khi bị giảm thị lực trong thai kỳ?

Tất cả vấn đề thay đổi về tình trạng thị lực cũng như sức khỏe của bản thân đều phải báo cáo bác sĩ để bác sĩ đưa ra được lời khuyên, biện pháp chữa trị thích hợp cũng như nắm được rõ nhất tình trạng sức khỏe của các mẹ bầu nhé. 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ bầu tham khảo và hiểu rõ tình trạng mắt bị giảm thị lực khi mang thai. Chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Phương Dung (TH)
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:

Tin liên quan

Để da luôn sáng mịn khi mang thai các mẹ đừng bỏ qua cách tẩy da chết an toàn cho...

Mang thai thì vẫn phải làm đẹp và chăm sóc da cẩn thận phải không các chị em. Cùng xem...

Nhuộm tóc an toàn cho bà bầu và những điều cần biết

Tìm hiểu nhuộm tóc an toàn cho bà bầu để các mẹ khỏi lo lắng, phân vân có nên làm...

7 lợi ích của uống nước đỗ đen rang khi mang thai bà bầu không thể bỏ qua

Uống nước đỗ đen rang khi mang thai chính là nước uống dinh dưỡng, siêu đồ uống dành cho bà...

Cách trị nách thâm đen cho bà bầu, khỏi lo vấn đề thẩm mỹ cho các mẹ

Cách trị nách thâm đen cho bà bầu chỉ cho mẹ bầu biết nguyên nhân vì sao gây thâm nách...

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu đẹp từng cen-ti-mét

Với cách chăm sóc da mặt cho bà bầu chuẩn nhất trong bài các mẹ không còn lo vấn đề...

Bà bầu bị căng tức bụng dưới có nguy hiểm không?

Một hiện tượng thường thấy trong quá trình mang thai là các bà bầu bị căng tức bụng dưới. Hiện...

Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt

Trong 3 tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai, bà bầu nên tìm cho mình những bài tập thể...

Tin mới nhất

Bảo Anh xúc động vì hành động này của con gái Misumi, netizen đồng loạt gửi lời chúc mừng

6 giờ trước

Về Việt Nam, Ốc Thanh Vân và ông xã 'dính như sam', phá tan tin đồn rạn nứt, sắp ly...

6 giờ trước

Vợ trẻ Công Lý thừa nhận bị trầm cảm, không thiết ăn uống, sợ hãi đến 'buốt lưng tức ngực'

6 giờ trước

'Thần đồng âm nhạc' Bé Châu bị trầm cảm: Tại sao các “thần đồng” liên tục bị stress

6 giờ trước

Triệu Kim Mạch đóng vai chính trong Độ hoa niên, khiến nhiều khán giả cảm thấy bất bình vì điều...

6 giờ trước

Nam Thư khóa bình luận, đòi lập vi bằng giữa ồn ào giật chồng: Nhân vật được cho là 'chính...

6 giờ trước

Bôi kem đánh răng vào lòng bàn chân tưởng vô ít nhưng không ngờ lại có công dụng tuyệt vời,...

6 giờ trước

Những sai lầm khi dưỡng ẩm khiến da mãi không thể đẹp lên

9 giờ trước

3 loại nước uống giảm cân nhanh nhất, nguyên liệu có sẵn trong bếp mỗi gia đình

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình