Phụ Nữ Sức Khỏe

Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, bạn cần làm gì để nhận biết triệu chứng và cách phòng ngừa?

Khi nhiệt độ xuống càng thấp (dưới 10 độ) kéo theo nguy cơ đột quỵ tăng từ 12 đến 18%. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu các triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não vào mùa đông.

Các nghiên cứu tại Ấn Độ đã tìm thấy mối liên hệ giữa mùa đông và tỷ lệ đột quỵ gia tăng. Khi thời tiết lạnh, mạch máu co lại, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, máu có xu hướng đặc hơn và dính hơn khi thời tiết lạnh, khiến dễ đông máu hơn. Khi nhiệt độ xuống thấp kéo theo nguy cơ đột quỵ tăng từ 12 đến 18%. Mặt khác, không khí nóng ẩm còn gây mất nước và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, điều phải theo dõi chặt chẽ gia đình và bạn bè những người có nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt là khi thấy sự thay đổi nhiệt độ.

Đột quỵ đã nổi lên trở thành một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Theo Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đột quỵ đã trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới. Ở Ấn Độ, bệnh này đã trở thành một điểm đáng lo ngại trong thập kỷ qua - tỷ lệ mắc đột quỵ đã tăng gấp đôi so với tỷ lệ mắc bệnh trong những năm 1970-80. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị ở mức ưu tiên cao nhất để ngăn ngừa tình trạng tàn tật và tử vong.

Cơn đau não xảy ra do sự tắc nghẽn đột ngột của các mạch máu cung cấp máu giàu oxy cho não. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào não, dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong, tùy thuộc vào vùng và kích thước của não bị ảnh hưởng.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ cấp tính là hết sức quan trọng vì việc kiểm soát tình trạng này là một cuộc chạy đua với thời gian, mỗi phút đều quan trọng - sự chậm trễ 1 phút sẽ khiến 1,9 triệu tế bào thần kinh bị chết.

Tiến sĩ Sandeep Gore, Khoa cấp cứu đột quỵ, Bệnh viện Fortis, Mulund, Ấn Độ cho biết: Thời gian bắt đầu điều trị càng lâu thì tổn thương tế bào não càng nghiêm trọng.

Thời tiết lạnh gây hậu quả tai hại lên bệnh tim và đột quỵ. Ảnh: Unsplash

Cách nhận biết triệu chứng đột quỵ, sống khoẻ mỗi ngày

Đây là bước quan trọng nhất - bệnh nhân có thể tự mình hoặc gia đình hoặc bạn bè nhận ra. Sự nhận biết này có thể đạt được bằng cách sử dụng FAST là viết tắt của:

F – Mặt xệ: Khuôn mặt sẽ có vẻ không cân đối, hoặc có thể nhìn thấy khuôn mặt lệch sang một bên. Điều này xuất hiện nhiều hơn khi một người cố gắng mỉm cười.

A – Yếu tay: Khi bệnh nhân nhấc cả hai tay lên thì cánh tay bị liệt sẽ bị trôi xuống.

S – Khó nói: Khó nói hoặc không thể phát âm rõ ràng hoặc nói ngọng.

T – Time: Thời gian gọi trợ giúp y tế

Các triệu chứng đột quỵ khác mà chúng ta cần lưu ý là:

Đột ngột bị tê hoặc mất cảm giác ở chân tay hoặc một bên cơ thể

Đột ngột bối rối, mất phương hướng hoặc nói chuyện không liên quan

Mất thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai bên

Đột ngột bị chóng mặt hoặc mất thăng bằng khi đi bộ.

Khi đột quỵ đã được phát hiện, cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh nhân phải được đưa khẩn cấp đến khoa cấp cứu của bệnh viện. Sự tắc nghẽn do cục máu đông phải được loại bỏ càng sớm càng tốt. Lý tưởng nhất là sự tắc nghẽn này phải được loại bỏ trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Tại khoa cấp cứu, tiêm thuốc làm tan cục máu đông được thực hiện - thuốc tiêm có thể kéo dài tới 4,5 giờ trong một số trường hợp. Vì vậy, việc đến khoa cấp cứu của bệnh viện sẵn sàng cho đột quỵ trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng là điều bắt buộc.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ, sống khoẻ mỗi ngày

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ đột quỵ.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tránh đồ ăn vặt, thịt đỏ và chế độ ăn mặn

Tăng khẩu phần trái cây và rau quả

Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp và chỉ số BMI phải dưới 25

Hoạt động thể chất thường xuyên - ít nhất 150 phút mỗi tuần

Kiểm soát mức cholesterol trong máu

Duy trì huyết áp ở mức bình thường 120/80 mmHg

Bệnh tiểu đường phải được kiểm soát tốt

Bỏ hút thuốc.

Theo Nhật Hà/Dân Việt

Tin liên quan

Hà Nội: Thời tiết khắc nghiệt, bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng

Thời tiết lạnh khắc nghiệt, kéo dài của Hà Nội là nguyên nhân khiến bệnh nhân tim mạch, đột quỵ,...

Uống thuốc tránh thai thường xuyên, cô gái trẻ bị đột quỵ não, nhập viện khẩn cấp trong tình trạng...

Khoảng 6 giờ trước khi vào viện, bệnh nhân đột ngột xuất hiện đau đầu nhiều, nói ngọng kèm theo...

Uống nước chanh tăng lực có chứa caffeine, cô gái trẻ đột quỵ tại bàn, tử vong dù được đưa...

Trong bữa ăn, cô gái đã gọi một cốc nước chanh tăng lực có chứa caffein. Không ngờ, ngay sau khi...

Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim kèm đột quỵ nguy kịch

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống một bệnh nhân cùng lúc bị...

Người đàn ông 32 tuổi bị đột quỵ vì nắng nóng

Nam bệnh nhân 32 tuổi vào viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu.

Đi nắng về bật quạt, người đàn ông bị đột quỵ phải nhập viện khẩn

Người đàn ông ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) vừa đi chở hàng về giữa trưa nắng đã bật quạt lớn...

Vợ điều trị đột quỵ theo hướng dẫn trên mạng, chồng suýt chết

Sau khi tham khảo trên mạng, người vợ lấy dao lam rạch các đầu ngón tay chồng để trị đột...

Tin mới nhất

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

11 giờ trước

Chưa kịp chào đời, cặp 'rồng vàng' nhà Phương Oanh - Shark đã được chuẩn bị phòng riêng 'toàn mùi...

11 giờ trước

Chân dài từng công khai chê bai Đỗ Thị Hà: Chạm tới hào quang năm 15 tuổi rồi lẵng lẽ...

11 giờ trước

'Bóc trần' mức cát-xê của Dương Mịch trong Cáp Nhĩ Tân 1944 giữa lúc tranh cãi về diễn xuất

11 giờ trước

TP.HCM: Cảnh báo một căn bệnh đang tăng bất thường, nguy cơ biến chứng nặng ở trẻ em

11 giờ trước

Ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở TP.Huế

11 giờ trước

Cách hạn chế say tàu xe khi đi du lịch, về quê

11 giờ trước

WHO nói gì về nguy cơ dịch cúm gia cầm

11 giờ trước

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình