Khi bị nhiễm trùng nấm men
Khi bạn bị nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm khuẩn ở vùng kín, hoặc cả khi thấy dịch tiết vùng kín nhiều bất thường thì tốt nhất là nên kiêng cho đến khi tình hình được kiểm soát. Vì có thể lúc này vùng kín của bạn đã bị phá vỡ cân bằng pH và nếu gần gũi trong trường hợp này có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn và thời gian ủ bệnh trong người cũng kéo dài. Không chỉ vậy đây còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Trong thời gian hành kinh
Khi đang hành kinh, cổ tử cung mở rộng nên vi khuẩn dễ đi thẳng từ ngoài vào trong buồng tử cung. Thời điểm này máu kinh khiến môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi hoặc xâm nhập. Bao gồm cả virus HPV, HIV/AIDS, Herpes và các khuẩn gây lậu, giang mai…
Bác sĩ chuyên khoa còn cho biết thêm, thời điểm này niêm mạc tử cung bị phù nề, nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Nếu giao hợp mạnh sẽ dễ gây rách, viêm nhiễm cổ tử cung hoặc đường sinh dục. Lúc này, virus HPV cũng sẽ dễ tấn công hơn, gây viêm nhiễm lâu dần chúng sẽ dẫn đến bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ.
Bạn đang gặp vấn đề không tốt về dạ dày
Có thể bạn không biết nhưng ‘cậu nhỏ’ của nam giới hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến trực tràng, và nếu bạn đang gặp phải vấn đề tiêu hóa thì quan hệ tình dục rất dễ gây ra nguy cơ nhiễm trùng bàng quang. Chính vì vậy, nếu bạn đang mắc các vấn đề về dạ dày thì tuyệt đối không nên làm chuyện ấy kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình.
Cách phòng ngừa virus HPV cho cơ thể
Có 2 cách phòng ngừa là tiêm vắc xin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung và khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phết tế bào cổ tử cung định kỳ cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Việc phòng ngừa sẽ đạt kết quả cao nhất khi chị em kết hợp 2 phương pháp này.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất, được tiêm cho phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm. Bên cạnh đó những chị em đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị sớm các căn bệnh phụ khoa trong đó có cả bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm.