Phụ Nữ Sức Khỏe

Thời điểm cắt amidan thích hợp cho trẻ theo ý kiến bác sĩ Nhi khoa

Nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ thường sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện sau quá trình bệnh lý kéo dài.

Khi nào trẻ nên cắt amidan?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), việc cắt amidan cho trẻ hoàn toàn không phụ thuộc vào độ tuổi mà tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng do bệnh amidan gây ra.

Nạo VA và cắt amidan sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện sau quá trình bệnh lý kéo dài như viêm amidan mạn tính hay VA/amidan phì đại khiến trẻ phải thở bằng miệng, ngủ ngáy, nghẹt mũi, ngừng thở khi ngủ.

Việc thở không đúng cách sẽ làm cho não thiếu oxy thường xuyên, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập, khứu giác và vị giác của trẻ.

Ngoài ra, viêm VA/amidan sẽ tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn gây bệnh, nếu không được điều trị kịp thời chúng sẽ tấn công các cơ quan khác như phế quản, tim, thận…

Nạo VA và cắt amidan sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện sau quá trình bệnh lý kéo dài. Ảnh internet.

VA/amidan phì đại còn có thể gây bít tắc vòi tai dẫn đến nhiễm trùng tai; gây tích tụ dịch nhầy trong các xoang gây viêm xoang, suy giảm thính lực, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ.

Mặc dù trước khi đưa ra chỉ định nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ, các bác sĩ cũng đã cân nhắc rất kỹ nhưng một số phụ huynh vẫn tỏ ra dè dặt, không muốn con phẫu thuật vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bác sĩ Khanh cho biết, theo các nghiên cứu y khoa hiện nay, việc nạo VA hay cắt amidan có thể làm hệ miễn dịch thay đổi nhưng không đáng kể và sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ.

Cắt amidan sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ảnh internet.

Chăm sóc trẻ sau cắt amidan

Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể cắt amidan. Hiện nay, tại các bệnh viện lớn, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày, nếu người bệnh ở xa có thể nằm lại bệnh viện một đêm. Với nhứng trẻ dưới 4 tuổi được chỉ định cắt amidan vì một vài lý do đặc biệt thì cần phải nhập viện 2-3 ngày cho đến khi sức khỏe thật sự ổn định mới có thể xuất viện.

Trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật, trẻ có thể choáng đôi chút, buồn nôn hoặc nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Do đó, hãy cho trẻ dùng thức ăn lỏng và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ có thể dễ dàng tiêu thụ hơn.

Khi cơ thể trẻ đã tiêu thụ được thức ăn lỏng và tình trạng nôn biến mất thì bạn có thể chuyển sang thức ăn đặc hơn và chuyển dần về chế độ ăn bình thường cho con.

Trong 2 tuần sau phẫu thuật, cha mẹ không nên cho trẻ ăn các thức ăn cứng có thể làm xây xước các vùng phẫu thuật như bánh quy, bánh mỳ, pizza, khoai tây chiên, bánh rán…

Cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để phòng tình trạng thiếu nước sau mổ và làm ướt vùng phẫu thuật, từ đó làm giảm bớt những cơn đau của trẻ.

Trẻ uống nhiều nước để phòng tình trạng thiếu nước sau mổ. Ảnh internet.

Theo bác sĩ Trần Thu Thủy, bệnh viện Nhi Trung ương, sau phẫu thuật trẻ có thể chảy nước dãi, cảm thấy đau miệng, khó chịu ở vùng tai...Để giảm đau cho trẻ, cha mẹ có thể sử dụng paracetamol.

Chú ý không cho trẻ uống thuốc khi bụng đói để giảm nguy cơ buồn nôn hay nôn sau phẫu thuật. Không nên dùng Ibuprofen trong vòng 2 tuần sau mổ vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.

Trẻ sau cắt amidan có cần kiêng nói hay không là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Trao đổi với báo Phụ nữ Sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin thêm, khác với trước đây, các phương pháp mổ hiện đại như sử dụng dao điện, laser, coblation thì trẻ có thể nói chuyện được ngay mà không cần kiêng cữ như trước đây. Tuy nhiên, trẻ cần tránh những hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như chạy, bơi lội, đá bóng.

Thông thường, trẻ sẽ không cần tái khám lại. Tuy nhiên, nếu sau phẫu thuật, trẻ sốt trên 39 độ, nôn nhiều, nôn ra máu, xuất hiện các cơn đau tăng lên nhiều, bỏ uống, bỏ ăn nhiều ngày, chảy máu từ miệng hoặc mũi, mất giọng nói trong suốt 24 giờ thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tai – mũi – họng để được thăm khám kịp thời.

Thương Trần

Tin liên quan

Thiếu vitamin K: Nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não ở trẻ sơ sinh

Nếu thiếu vitamin K, trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí xuất huyết não dẫn tới tử...

Trẻ chảy nhiều nước dãi: Khi nào mẹ nên lo lắng?

Bại não, tự kỷ, nhiễm trùng...là những căn bệnh nguy hiểm có thể trẻ đã mắc phải khi xuất hiện...

Mách mẹ cách trị hăm tã 'dễ ợt' cho trẻ theo lời khuyên từ bác sĩ Nhi khoa

Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy bệnh khá vô hại lúc đầu nhưng nếu không...

Video: Xót xa người mẹ trẻ đau đớn nói về con 18 tháng tuổi đột nhiên nhiễm HIV

Cách đây gần 2 tháng, chị P.T.Đ (xóm Chiềng 3, Kim Thượng, Tân Sơn, Phú Thọ) sững sờ khi...

Những lý do có thể khiến mẹ ngưng cho con bú và cách cai sữa hợp lý cho trẻ

Trẻ cần được bú sữa mẹ đến khi tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, có những lý do khách quan khiến...

Bác sĩ Nhi đồng nói gì về việc hơ than, dùng lá trầu bà có thể chữa khóc dạ đề...

Chứng khóc dạ đề luôn là nỗi ám ảnh với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Trẻ không...

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ mà cha mẹ nào cũng nên đọc qua

Phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ sẽ giúp cuộc sống trẻ trở nên dễ dàng hơn.

Tin mới nhất

Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ

1 ngày 19 giờ trước

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

22/11/2024 16:42

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

22/11/2024 12:31

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

21/11/2024 16:21

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

21/11/2024 16:20

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

21/11/2024 16:19

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

21/11/2024 06:58

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình