Phụ Nữ Sức Khỏe

Thịt gà - Vị thuốc bổ của người bệnh ung thư

Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và trứng gà có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các giai đoạn bệnh ung thư (K):

Báo Sức khỏe & Đời sống xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ thịt và trứng gà có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các giai đoạn bệnh ung thư (K):

Gà bổ trợ trong hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật

- Hoài sơn, câu kỷ hầm thịt gà: Gà nửa con, gừng tươi 15g, hoài sơn 30g, câu kỷ tử 15g, muối vừa đủ. Thịt gà rửa sạch chặt khúc, gừng nghiền nát bỏ vào nước đang sôi. Thịt gà cho vào nước gừng nhúng xong vớt ra (để khử mùi tanh). Bỏ gà vào nồi hầm, thêm hoài sơn, câu kỷ tử và nước sôi dùng lửa nhỏ hầm chín. Ăn vào các bữa ăn chính. Có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ ích thận.

Thịt gà hầm thái tử sâm.

- Gà mái hầm hoàng kỳ: Gà mái 1 con, hoàng kỳ 120g, ít gia vị. Gà làm sạch moi hết lòng cho hoàng kỳ vào bụng rồi khâu lại. Đặt gà vào nồi thêm nước gừng, hành, hồi, muối, gia vị hầm chừng 1 tiếng. Ăn vào bữa ăn chính, uống nhiều canh. Có tác dụng dưỡng khí huyết, ích tinh tủy.

- Trứng gà bách hợp: Trứng gà 1 quả, bách hợp 45g. Bách hợp ngâm 1 đêm, rửa sạch nấu với nước sạch đã đánh đều trứng gà, thêm đường phên vừa đủ, ăn hằng ngày. Có tác dụng tư nhuận tim phổi, an thần. Dùng cho bệnh nhân hay hồi hộp, nôn mửa.

Ung thư thời kỳ cuối suy kiệt

- Trứng gà, nấm, cải: Trứng gà 3 quả, nấm đầu khỉ 75g, cải xanh nhỏ 12 cây. Nước tương, rượu, muối, đường, bột ngọt, bột lọc khô, bột lọc ướt, nước hầm thịt gà, dầu lạc, dầu vừng. Lấy lòng trắng trứng, bột ngọt, bột lọc khô, muối, nấm đầu khỉ thái miếng, cải xanh, tất cả trộn đều. Xào cải xanh trước cho vào đĩa. Các thứ còn lại: nấm đã chiên khô, gia vị xào riêng sau đổ vào giữa đĩa. Ăn cùng cơm hoặc trước bữa ăn.

Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt tiêu đờm, giải độc, kháng ung thư.

- Canh trứng, bo bo, rong biển: Trứng gà 3 quả, rong biển 30g, bo bo 30g. Cho rong biển cắt sợi nhuyễn, bo bo vào nồi áp suất với nước nấu mềm lấy ra để sẵn. Đặt nồi lên bếp lửa lớn cho mỡ heo vào đánh trứng gà vào xào chín, cho rong biển và bo bo đã hầm vào. Nêm gia vị ăn với cơm hoặc ăn không. Có tác dụng hoạt huyết, giải độc, chống mệt mỏi.

Một số loại ung thư và món ăn - bài thuốc cụ thể

K phổi: Thịt gà hầm thái tử sâm: Gà lượng tùy ý, thái tử sâm 15g. Gà chặt miếng, cho vào nồi đất hầm chín mềm. Ăn thịt uống canh. Có tác dụng bổ khí huyết, tiết nước bọt.

K hạch bạch huyết: 5 quả trứng gà mới đẻ, a giao 10g, sáp ong 30g. Nấu chảy sáp cho a giao và trứng đánh đều. Chia làm 2 lần uống. Mỗi ngày 1 tễ. Thích hợp K bạch huyết có gan lách sưng to.

K họng: Trứng gà 2 quả, sa sâm 30g. Nấu chung khi trứng chín bóc vỏ nấu lại nửa tiếng. Thêm đường phên. Ăn trứng uống nước.

Thịt, trứng gà hỗ trợ trị ung thư

Năm 1986, Viện khoa học nghiên cứu di truyền Trung Quốc đã tách ra được một loại kháng thể LGY trong trứng gà chống tế bào ung thư dạ dày. Qua thí nghiệm trên các loại động vật, người ta chứng minh rằng loại kháng thể này tiêu diệt được phần lớn tế bào ung thư dạ dày và không gây tổn thương tế bào bình thường trong cơ thể.

Những trường hợp ung thư có triệu chứng tắc nghẽn ống dẫn mật, đường tiểu nhiễm độc, công năng thận bị tổn hại nghiêm trọng và ung thư tuyến tụy thì không nên ăn trứng gà, thịt gà. Còn lại các trường hợp khác thì trứng, thịt gà vẫn ăn được và với cách dùng liều lượng hợp lý thì lại có lợi tăng cường sức đề kháng của cơ thể, góp phần phòng chống bệnh nan y này.

K mũi họng: Trứng gà 3 quả, hồ đào chi 45g. Luộc trứng chín trước, bỏ vỏ cho vào hồ đào chi. Nấu 4 tiếng là được, chia 3 lần, ăn trứng, uống nước.

K thực quản: Cánh gà 200g, đậu nành 200g, nấm hương 2 cái, đường trắng 25g, dầu lạc 100ml, rượu gạo 20ml, tỏi 1 ít. Xào cánh gà cho vào nồi đang đun sôi đậu nành (trước đó đã ngâm kỹ) cho đường, rượu vào nấu chín đậu để ăn toàn bộ. Có tác dụng bổ trung ích khí, ích tinh, sinh tân.

K bàng quang - gà hầm đậu đỏ: Gà mái 1 con 500g, đậu đỏ nhỏ 100g, gia vị. Gà làm sạch moi hết lòng rửa sạch, cho đậu vào ninh chín gà, nêm gia vị rồi ăn cái uống nước.

K vú: Gà mái 1 con, gai bồ kết tươi 120g. Gà bỏ lông và nội tạng, rửa sạch. Dùng gai bồ kết cắm đầy thân gà cho vào nồi với một lượng nước vừa phải đun nhỏ lửa hầm chín nhừ. Lấy ra nhổ bỏ hết gai bồ kết. Ăn thịt uống canh, 2-3 ngày ăn một con. Ăn liên tục 3, 4 con. Tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khử mủ, giải độc. Thích hợp với K vú hình thành lỗ rò chảy mủ.

K buồng trứng: Canh gà tre quy kỳ: Gà tre 1 con 500g, quy 30g, kỳ 60g, hồng táo 5 quả. Gừng sống 4 lát. Gà chặt miếng đổ nước vào nồi nấu sôi 5 phút lấy ra nhúng nước lạnh rồi nấu với các vị còn lại nấu lửa to cho sôi rồi chuyển sang lửa nhỏ trong 3 giờ. Ăn cái uống nước. Tác dụng bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Chủ trị các chứng lao lực mệt mỏi, sau sinh thiếu máu, sốt, nhức đầu, chóng mặt.

- Trứng gà 2 quả: Tầm gửi cây dâu 30g. Nấu trứng với tầm gửi cho chín, lấy trứng ra bóc vỏ rồi bỏ vào lại nấu thêm dăm phút. Chia 2 lần ăn hết trong ngày, liên tục 3-5 ngày. Tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết an thần.

K xương điều trị bằng xạ, hóa chất: Trứng gà 2 quả, bổ cốt chỉ 30g. Chưng chung với nhau cho cạn nước. Ăn trứng bỏ thuốc.

Dự phòng K gan: Trứng gà 3 quả. Cà chua tươi 150g, sữa bò 40ml. Dầu, hành củ, muối. Đánh đều trứng, sữa, muối rồi rán chín để sốt cà chua. Tác dụng kiện tỳ ích vị, bồi bổ khí huyết.

Theo BS. Phó Thuần Hương/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Quả lựu - Vị thuốc đa năng

Cây lựu còn có tên: thạch lựu, thừu lựu. Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt...

Món ăn thuốc từ cá bống

Cá bống chiên giòn, kho tiêu, kho sả ớt, cá bống nấu canh rau răm... là những món ăn dân...

Vị thuốc từ cây hẹ

Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều...

Quả mâm xôi - Vị thuốc quý

Mâm xôi, hay còn gọi là đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử..., có tên khoa học là Rubus alceaefolius...

Đu đủ - quả ngon, thuốc quý

Đu đủ là cây hữu ích với mọi nhà. Trái gần chín làm rau, nấu canh, hầm xương, làm nộm,...

Vị thuốc chữa bệnh từ chim bồ câu

Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy, tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là...

Dưa chuột - món ăn, thuốc quý mùa hè

Theo Đông y dưa chuột còn có tên là Mã bào qua (dưa chuột non vỏ còn xanh) và huỳnh...

Tin mới nhất

6 loại quả Việt được ví như ‘dược liệu vàng’, là ‘thuốc bổ’ cho gan, không chỉ cung cấp vitamin...

13 giờ trước

Loại rau được ví như ‘nữ hoàng thực vật’ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ai cũng...

13 giờ trước

Cách làm xôi nếp cẩm sữa chua dẻo bằng lò nướng, thơm ngon chuẩn vị, xoa dịu cái nóng trưa...

13 giờ trước

Mẹo bảo quản ớt cực đơn giản, để nửa năm cũng không hỏng, thơm nồng như mới

18 giờ trước

Hành tây vừa rẻ, lại dễ mua, ngâm với thứ này, có ngay bài thuốc quý cực tốt cho sức...

18 giờ trước

Loại rau rẻ tiền nhưng nhiều canxi như sữa, được mệnh danh là 'khắc tinh' của ung thư

18 giờ trước

Trứng vịt bổ dưỡng chẳng kém trứng gà nhưng những nhóm người này tuyệt đối tránh xa, kẻo rước bệnh...

18 giờ trước

Bật mí loại rau dại có tác dụng bổ máu, giúp giải độc gan cực kỳ hữu hiệu

18 giờ trước

Cơm cơm chiên muối é mang đậm hương vị miền Trung vừa thơm ngon với công thức đơn giản

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình