Thanh niên 33 tuổi bị ung thư gan giai đoạn cuối
Anh Lâm (33 tuổi) sống ở Trung Quốc, thường xuyên cảm thấy đau tức vùng bụng trên trong suốt một năm qua. Do công việc của anh khá bận nên cũng cho qua, chỉ thỉnh thoảng uống thuốc giảm đau.
Mặc dù uống thuốc lâu ngày nhưng anh Lâm vẫn không thấy bệnh tình thuyên giảm, ngược lại bụng đau và tần suất đau tăng lên nhiều lên. Anh còn thường xuyên cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi, điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày của anh. Do đó, anh Lâm đã quyết định đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Sau khi kiểm tra chi tiết, anh Lâm không ngờ mình đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Điều đáng nói là anh Lâm có lối sống rất lành mạnh, anh không sử dụng rượu bia, hay các chất kích thích. Gia đình cũng không ai có tiền sử của căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, sau nhiều ngày hỏi thăm về lối sống và cách ăn uống hàng ngày bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân. Khi được kết luận tất cả mọi người đều ngã ngửa vì không nghĩ rằng thói quen này lại ảnh hưởng đến gan.
Anh Lâm cho biết vì tiết kiệm tiền để mua nhà anh đã:
Thường thuyên mua trái cây giảm giá để ăn
Vì nghĩ rằng trái cây nếu bị hỏng thì có thể bỏ đi chỗ đó và sẽ ăn được như bình thường. Tuy nhiên, cắt bỏ phần thối nhưng nấm mốc lúc đó đã bao phủ toàn bộ quả táo mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nấm mốc chính là một trong những "thủ phạm" gây ung thư và khiến nguy cơ mắc ung thư tăng cao hơn khi tiêu thụ thường xuyên.
Thứ 2 dùng dầu ăn đã tích trữ lâu
Dầu ăn anh hay dùng được làm từ gạo nên rất dễ bị mốc, từ đó sinh ra độc tố aflatoxin. Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất độc này trong thời gian dài cũng dễ gây ung thư. Dầu ăn được khuyến cáo nên sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp. Sau khi mở nắp, dầu sẽ bị oxy hoá, để lâu có mùi rất gắt mũi, tức là nó đã xuất hiện độc tố aflatoxin.
Ăn lại thức ăn thừa
Vì sống ở nhà một mình nên thức ăn mua về thường còn thừa khá nhiều. Anh Lâm không vứt bỏ mà tiết kiệm bằng cách cất vào tủ lạnh để ăn trong những ngày kế tiếp.
Tuy nhiên, rau có chứa nitrat, nếu để lâu, vi khuẩn sẽ phát triển và chuyển hóa nitrat thành nitrit gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy thời gian bảo quản càng lâu thì hàm lượng nitrit càng cao. Nếu ăn thức ăn thừa trong thời gian dài sẽ làm lượng nitrit hấp thụ nhiều gây hại cho cơ thể và làm tăng nguy cơ cao mắc ung thư.
Ngoài ra, anh Lâm đã có triệu chứng từ lâu nhưng không đi kiểm tra nên bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng.
Thói quen ăn uống gây ung thư gan
Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, mặc dù rất thơm ngon, nhưng giàu chất béo, lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần khả năng chuyển hóa chất béo sẽ suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ .
Gan bị bao phủ bởi lớp chất béo dễ dẫn đến viêm gan, nghiêm trọng hơn là xuất hiện xơ gan, ung thư gan.
Thường xuyên uống rượu bia
90% chất cồn vào cơ thể được chuyển hóa ở gan và nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quá trình chuyển hóa chất béo, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, từ đó dẫn đến tích tụ quá nhiều chất béo trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan và xơ gan do rượu. Nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen sử dụng đồ uống có cồn, gan của bạn sẽ dần "hết hạn sử dụng".
Uống thuốc bừa bãi
Thuốc có thể gây tổn thương gan trực tiếp hoặc thông qua sự chuyển hóa trong cơ thể. Theo thống kê, hiện có hơn 1.000 loại thuốc có thể gây tổn thương gan. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc giảm cân,… đều có thể gây tổn thương gan.
Vì vậy, khi dùng thuốc bạn nên có chỉ định của bác sĩ hoặc đọc hướng dẫn sử dụng để tránh uống thuốc quá liều.
Nguồn gốc động vật
Thịt đỏ, trứng và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua ăn quá nhiều có thể khiến gan bị tổn thương. Khi đó, gan không thể chuyển hóa protein đúng cách và phá vỡ các axit amin trong cơ thể.
Nên chọn thịt nạc từ thịt gia cầm, protein không phải thịt như đậu, các loại hạt hay sữa đậu nành.
Ăn thức ăn quá mặn
Thực phẩm đóng hộp như súp, thịt hoặc rau, có nhiều muối và đường sẽ khiến cơ thể giữ nước. Để ngăn ngừa tổn thương gan, nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, thay bằng tỏi, hạt tiêu hoặc gia vị khác.
Ăn thức ăn quá mặn sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất của gan, ảnh hưởng đến tim gây các bệnh tim mạch và mạch máu não, dẫn đến các vấn đề về huyết áp. Người có vấn đề về gan, tim mạch hay huyết áp đều nên hạn chế ăn mặn, lượng khuyến cáo trong ngày 5-6g muối.