Nội dung bài viết
Chuẩn bị mang thai nên làm gì?
1. Lên lịch kiểm tra sức khỏe
2. Kiểm tra di truyền
3. Bỏ rượu, thuốc lá và chất kích thích
4. Tránh nhiễm trùng
5. Giảm lượng caffeine
6. Hạn chế tiếp xúc với khu vực có nhiều hóa chất độc hại
7. Chú ý giữ tinh thần thoải mái
8. Đến gặp nha sĩ
9. Tập thể dục thường xuyên
10. Kiểm soát cân nặng của cơ thể
11. Cẩn thận khi chọn thực phẩm
12. Chuẩn bị tài chính
13. Ngưng uống thuốc tránh thai
14. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
15. Ăn nhiều món dinh dưỡng
16. Bổ sung axit folic, vitamin
17. Tiêm phòng vaccine
18. Bổ sung dinh dưỡng từ sữa
19. Tẩy giun
20. Đọc sách về quá trình mang thai, nuôi dạy con.
21. Mua bảo hiểm thai sản
22. Tìm hiểu thông tin bệnh viện để thăm khám thai, theo dõi thai và sinh nở.
Chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng gì?
Tên vaccine | Số liều | Thời điểm tiêm ngừa | Chú ý |
Viêm gan B | 3 | Tiêm mũi 1 trước khi có thai 7 tháng Mũi 2 cách mũi 1 : 1 tháng Mũi 3 cách mũi 1 : 6 tháng | Cần xét nghiệm trước khi tiêm. |
Thủy đậu | 1 hoặc 2 | Trước khi mang thai 3 tháng | Không tiêm nếu đã mang thai |
Sởi – quai bị – rubella | 1 | Trước khi mang thai 3 tháng | Không tiêm nếu biết đã mang thai |
Cúm | 1 | Trước khi mang thai 1 tháng |
Ngoài ra, với phụ nữ dưới 26 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) gồm 3 mũi, tiêm theo phác đồ 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin.
Khi đang trong quá trình tiêm vaccine phòng bệnh do HPV mà có thai thì chị em cần dừng tiêm, đợi đến khi sinh xong mới tiêm các mũi tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm HPV không được vượt quá 2 năm.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện chị em nên tiêm phòng vaccine ngừa uốn ván, viêm gan A, viêm phổi do phế cầu… để bảo vệ sức khỏe của bản thân được tốt nhất.
Chuẩn bị mang thai nên uống thuốc bổ gì?
Axit folic
Axit folic là dưỡng chất không thể thiếu đối với bà mẹ và thai nhi. Thiếu hụt axit folic trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai nhi mắc dị tật ống thần kinh, suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân.
Do đó, uống bổ sung axit folic trước khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Ngay từ khi chuẩn bị có ý định mang thai, chị em đã có thể tham khảo về việc uống bổ sung axit folic hoặc có thể uống trước khi mang thai 3 tháng.
Uống bổ sung axid folic trước khi mang thai có thể sử dụng liều lượng từ 400 – 600 mcg/ngày. Acid folic dư thừa có thể được đào thải qua đường tiểu.
Tuy nhiên nếu dùng quá 1000 mcg/ngày trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, động kinh. Do đó, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Sắt
Hầu hết phụ nữ trước khi mang thai đều không dự trữ đủ sắt trong cơ thể. Thiếu sắt trước và trong khi mang thai sẽ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến trọng lượng và sự phát triển của thai nhi.
Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu, nhất là mẹ có thai và trẻ sơ sinh. Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng 50%. Sắt là thành phần tạo hemoglobin, hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể thai phụ và thai nhi.
Uống bổ sung sắt là việc làm cần thiết để chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu. Có thể uống bổ sung sắt trước khi mang thai khoảng 3 tháng để đảm bảo rằng bà mẹ dự trữ được ít nhất 300mg sắt trước khi thụ thai.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai vì sắt có ở hầu hết trong các loại thực phẩm, đặc biệt là động vật nhưng không phải lúc nào cũng được hấp thu tốt, do đó người mẹ thường không đủ sắt thai kỳ. Do vậy, mẹ cần được bổ sung sắt mỗi ngày với liều lượng 60 mg.
Khi uống thuốc không nên uống cùng với nước trà hay cà phê, vì trong trà và cafe có chất tanin ngăn cản hấp thu chất sắt. Nên dùng cùng với Vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu của chất sắt của cơ thể.
Canxi
Canxi cần thiết cho sự hình thành, phát triển xương và răng của thai nhi, trẻ sơ sinh và giúp giảm nguy cơ loãng xương sau này. Bổ sung canxi còn có thể ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật và sinh non.
Trung bình mẹ nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho cơ thể. Thường uống không chung với lại thuốc sắt và acid folic.
Omega - 3 (DHA)
Đây là chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Do vậy mẹ cần uống thuốc bổ sung Omega 3 mỗi ngày 300 mg, ngay từ giai đoạn bắt đầu ý định có thai.
Vitamin E
Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa và có mối liên hệ mật thiết với khả năng sinh sản của con người. Uống bổ sung vitamin E trước khi mang thai có thể thực hiện nếu bà mẹ bị thiếu hụt vitamin E (người ta thường uống bổ sung cả vitamin E và sắt).
Có thể uống bổ sung vitamin E trước khi mang thai khoảng 3 tháng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay khi có ý định mang thai để đảm bảo sức khỏe. Vitamin E tan trong dầu, vì vậy được khuyến khích uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tận dụng dầu có trong thức ăn. Tuy nhiên liều lượng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ.
Chuẩn bị mang thai nên ăn gì?
Thực đơn chuẩn bị mang thai nên bổ sung các thực phẩm sau đây để tăng cường sức khỏe sinh sản cho cả vợ và chồng:
1. Các loại đậu
2. Rau lá xanh đậm
3. Các loại hạt
4. Dầu ô liu
5. Cá hồi
6. Những thực phẩm giàu kẽm
7. Tỏi
8. Trái cây
9. Mật ong
10. Quế
11. Trứng
12. Sữa
13. Thịt đỏ
Chuẩn bị mang thai nên uống sữa gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ không chỉ nên bắt đầu uống sữa từ khi mang thai mà có thể uống sữa trước khi mang thai khoảng 3 tháng là tốt nhất.
Nên uống từ thời điểm này do một trong những thành phần của sữa bầu có axit folic, mà việc bổ sung chất này cho phụ nữ trước khi mang thai là vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa sinh con dị tật ống thần kinh hình thành từ khá sớm, trong khoảng 28 ngày đầu của thai kỳ.
Thực tế, không phải chị em nào cũng phải sử dụng sữa bà bầu. Nếu cơ thể đã đầy đủ chất dinh dưỡng với một chế độ ăn khoa học thì cũng không cần thiết uống sữa bầu, mà có thể chọn các loại sữa khác có nguồn gốc thực vật hoặc động vật mà chị em yêu thích: sữa đậu nành, sữa tươi tiệt trùng, sữa hạnh nhân, sữa óc chó…
Khi lựa chọn sữa hãy chú ý đến hàm lượng của những chất quan trọng như: Axit Folic, Canxi, Sắt, Omega3, Omega6, các loại vitamin A, B, C, D, E và một số loại khoáng chất khác.
Chuẩn bị mang thai có nên tập yoga không?
Theo nghiên cứu gần đây nhất của Đại Học Harvard (Mỹ) thì việc thường xuyên tập yoga đều đặn sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai và làm mẹ nhiều hơn 3 lần so với những người bình thường không tập luyện.
Các động tác yoga ngoài việc giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giảm căng thẳng trí óc và giảm stress cho chị em thì yoga còn tác động đến hoạt động của các hormone trong cơ thể, giúp tăng khả năng thụ thai cũng như giúp tăng cường sức khỏe vùng xương chậu tốt hơn.
Chị em nên đến các lớp học để được các huấn luyện viên hướng dẫn động tác và chỉnh sửa tư thế đúng nhất.
Chuẩn bị mang thai là một khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời người phụ nữ. Chị em hãy sẵn sàng mọi thứ trước khi chào đón một hành trình mới đầy niềm vui và cũng nhiều điều vất vả sắp đến.