Phụ Nữ Sức Khỏe

Những hệ lụy liên quan đến chu kì kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, gây nên nhiều phiền phức cho chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, các chị em cần hiểu rõ thế nào là kinh nguyệt không đều, nguyên nhân do đâu để có phương pháp xử trí thích hợp.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy có nguồn gốc từ tử cung, dưới ảnh hưởng của sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc cả estrogen và progesteron, có tính chất chu kỳ, liên quan trực tiếp đến chu kỳ rụng trứng của buồng trứng.

Kinh nguyệt là một điều diệu kỳ của con người, đều đặn mỗi tháng một lần ở người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ trước đến ngày đầu tiên có hiện tượng hành kinh của chu kỳ sau. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

Một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài từ 28 - 32 ngày. Số ngày hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày. Số lượng máu kinh nguyệt là 50 - 80 ml, màu đỏ sẫm, có nguồn gốc là máu động mạch.

Tuy nhiên vẫn có chị em có chu kì ngắn hơn 28 ngày hoặc dài hơn 32 ngày, lên đến 40 ngày vẫn là bình thường nếu chủ kì đến đều đặn theo 1 số ngày nhất định.

Chu kì kinh nguyệt không đều là gì?

kinh nguyet khong deu 1
Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến chị em vô cùng lo lắng - Ảnh minh họa: Internet

Nếu chu kỳ kinh của chị em có số ngày ngắn hơn hoặc dài hơn thay đổi liên tục, lượng máu kinh và màu sắc kinh nguyệt bất thường thì đều được gọi là kinh nguyệt không đều.

Chị em trong độ tuổi sinh sản nếu chủ quan với hiện tượng kinh không đều có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn do kinh nguyệt có liên quan trực tiếp để khả năng sinh sản, thụ thai của người phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề về sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn ở nữ. Do vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng tránh rối loạn này:

kinh nguyet khong deu 2
Theo dõi chu kỳ hàng tháng để tính được số ngày trung bình - Ảnh minh họa: Internet
  • Các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hoặc bệnh bẩm sinh liên quan đến đường sinh dục
  • Do tinh thần không ổn định, khối lượng công việc quá nhiều, áp lực công việc quá lớn dẫn đến căng thẳng, stress kéo dài, nghỉ ngơi không hợp lý lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Tăng sụt cân đột ngột: việc lựa chọn cách ăn kiêng hoặc ăn ít để có một vóc dáng đẹp sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, lúc này quá trình bài tiết hormone estrogen và phóng noãn sẽ bị ảnh hưởng. Hệ quả là chị em có thể bị kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
  • Sử dụng thuốc tránh thai, phá thai hay kháng sinh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến kinh nguyệt
  • Những phụ nữ hút thuốc và uống rượu sẽ làm rối loạn kinh nguyệt.
  • Tuyến giáp hoạt động kém: Khi tuyến giáp hoạt động kém có thể làm tăng hoặc suy giảm quá trình bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra, từ đó làm ảnh hưởng đến vùng hạ đồi gây nên kinh nguyệt không đều, mất kinh.
  • Do chị em mắc một số bệnh phụ khoa: viêm lộ tuyến cổ tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Triệu chứng của kinh nguyệt không đều

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là do các cơ tử cung co bóp mạnh, cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới xuyên ra cột sống rồi lan ra toàn bụng. Một số người còn đau lưng, đau tức bầu ngực, chóng mặt, đau đầu.

Tùy vào cơ địa mỗi người mà mức độ đau bụng kinh sẽ khác nhau. Có người chỉ đau bụng lâm râm trong ngày đầu xuất hiện máu kinh, nhưng có người đau bụng kinh dữ dội trong suốt thời gian hành kinh.

Bị chậm kinh

Ví dụ, chu kỳ kinh bình thường của bạn là 28 ngày những tháng này vẫn chưa có được gọi là trễ kinh. Thời gian trễ kinh có thể lên tới 7 - 10 ngày, thậm chí là cả tháng.

Kinh nguyệt sớm

Ngược lại với chậm kinh, nguyệt nguyệt đến sớm là hiện tượng kỳ nguyệt san tới sớm hơn 7 - 10 ngày, thậm chí giữa chu kỳ kinh đã có kinh nguyệt.

kinh nguyet khong deu 3
Số ngày hành kinh kéo dài quá lâu cũng là một nguy cơ sức khỏe cần lưu ý - Ảnh minh họa: Internet

Rong kinh hoặc cường kinh

Lượng máu kinh ra nhiều hơn 80 - 100ml gọi là cường kinh. Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày thì được gọi là rong kinh. Máu kinh nguyệt có màu bất thường, máu màu đen, lẫn các cục máu đông.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và cách tính ngày an toàn

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt được chia ra làm 3 giai đoạn:

  • Tăng sinh niêm mạc, kéo dài từ 12 – 16 ngày, trong đó ngày hành kinh dao động từ 2 – 7 ngày.
  • Rụng trứng, chỉ diễn ra trong khoảng 24 giờ
  • Giai đoạn hoàng thể: toàn bộ thời gian còn lại của chu kỳ  

Như vậy, thời điểm dễ thụ thai nhất chính là quan hệ tình dục vào ngày trứng rụng, hoặc sát trước và sau ngày rụng trứng 1 đến 2 ngày. Quan hệ vào thời điểm trên dễ có thai bởi khi trứng sau khi rụng chỉ sống được 24 giờ nhưng tinh trùng lại có khả năng sống từ 2 – 3 ngày trong buồng tử cung.

Theo đó thì khoảng thời gian này chính là từ ngày 8 đến ngày 19 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi đó, quan hệ mà không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai an toàn nào thì tỷ lệ thụ thai và mang thai có thể lên đến hơn 90%.

kinh nguyet khong deu 4
Cách tính chu kì kinh nguyệt giúp mang thai theo ý muốn hoặc tránh thai an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại, cách tính ngày quan hệ an toàn đơn giản nhất đó là quan hệ ngoài khoảng thời gian rụng trứng thì khả năng thụ thai sẽ thấp hơn. Chị em cũng có thể thực hiện cách tính bằng cách áp dụng theo công thức bên dưới:

  • Khoảng ngày rụng trứng: B = A – 14
  • Thời gian dễ thụ thai: C = B ± 1

(A: số ngày trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt, B: Ngày rụng trứng, C: Khoảng thời gian dễ thụ thai nhất)

Chị em chú ý cách tính chu kỳ rụng trứng trên chỉ nên áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (thường từ 26 đến 32 ngày), vì vậy đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cách ngừa thai theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ rất khó để áp dụng được.

Phụ nữ mới có thai có kinh nguyệt hay không?

Dấu hiệu nhận biết có thai đầu tiên chính là chậm kinh, vậy nên chắc chắn rằng là khi có thai thì sẽ không có kinh nguyệt. Nhưng nhiều trường hợp sẽ xuất hiện máu báo thai mà nhiều chị em lầm tưởng là máu kinh.

Ngược lại, phụ nữ có kinh nguyệt có thai không? Câu trả là chắc chắn là không. Nếu thực sự là chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra thì chị em sẽ không mang thai. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ chu kì kinh và máu báo thai.

Điều này được giải thích như sau: Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng hình thành hợp tử, nó sẽ di chuyển về và bám vào thành tử cung gây tổn thương và xuất huyết, hay còn gọi là máu báo thai. Tuy nhiên máu báo chỉ ra lượng rất ít và xuất hiện từ 1 đến 2 ngày, có màu hồng hoặc đỏ nhạt hơn so với máu kinh nguyệt bình thường. 

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?

Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.

Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.

Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh...

kinh nguyet khong deu 5
Kỳ kinh không đều có thể do một bệnh lý phụ khoa gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng... chị em cần chú ý khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm.

Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.

Nguy cơ vô sinh - hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn.

Điều trị kinh nguyệt không đều

Phát hiện các bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây kinh nguyệt bất thường để có phương pháp điều trị kịp thời.

Kiểm tra ổ bụng, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng... có vấn đề gì không.

Thay đổi thực đơn hàng ngày: nên tạo cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu, ăn nhiều rau củ quả và nên đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và ổn định nội tiết cơ thể.

Tăng cường tập luyện thể dục: tập thể dục hàng ngày với các bài tập phù hợp với bản thân, không tập luyện quá sức.

Uống nhiều nước: đây là việc tưởng như đơn giản nhưng vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru và giữ cho lượng đường huyết ổn định, giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày hoặc theo nhu cầu

Tránh sử dụng các chất kích thích: Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá... Bởi đây là những thứ gây hại đến sức khỏe khiến cho kinh nguyệt không đều.

Như vậy, kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Khi thấy những bất thường trong kỳ kinh nguyệt của mình, chị em nên đến bệnh viện cũng như các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả khôn lường mà bệnh mang lại.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Thuộc lòng cách tính ngày an toàn để tránh mang thai

Cách tính ngày an toàn để tránh mang thai là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều chị...

Bác sĩ sản khoa bật mí cách chăm sóc 'cô bé' khoa học trong thời kỳ kinh nguyệt

Trong thời kỳ kinh nguyệt nhiều chị em không biết cách chăm sóc “cô bé” cẩn thận nên dễ bị...

4 điều kỳ bí về kinh nguyệt cần “bỏ lại” sau lưng

Xấp xỉ gần 1/2 dân số thế giới trải qua, sắp sửa trải qua, hoặc đã trải qua sự hành...

Thực phẩm giúp tăng cân cho em bé trong bụng mẹ

Làm thế nào để thai nhi khỏe mạnh, tăng cân đều đặn luôn là mối quan tâm hàng đầu của...

Phụ nữ mới có thai không nên ăn gì để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh?

Khi mang thai, một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều chị em cần thực hiện càng sớm càng...

Những điều cần biết về đau bụng dưới khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Ngoài các triệu chứng nghén thai kỳ thì đa số mẹ bầu còn bị đau bụng dưới khi mang thai....

Yoga cho bà bầu: Lợi ích tuyệt vời dành cho mẹ và bé

Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà yoga mang lại cũng như các bài tập yoga cho bà bầu...

Tin mới nhất

Phùng Ngọc - "Thằng Cò" phim Đất Phương Nam lấy vợ lần 2, lễ cưới được tổ chức giản dị...

3 giờ trước

Tập gym có tác dụng gì? Tìm hiểu 7 lợi ích không thể bỏ qua

3 giờ trước

Nghiên cứu mới chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa chất nhũ hóa thực phẩm và bệnh tiểu đường

3 giờ trước

Lý do phụ nữ ngủ kém hơn nam giới

3 giờ trước

Danh tính sao nữ từng che ô cho Lưu Diệc Phi 18 năm, bất ngờ 'vụt sáng', vươn tầm đỉnh...

3 giờ trước

Hướng dẫn cách giảm cân bằng mướp đắng tại nhà với chi phí rẻ bèo

23 giờ trước

Bỏ túi cách tái chế quần jean cũ thành váy cực đơn giản

23 giờ trước

'Người đẹp Tây Đô' Việt Trinh lên tiếng sau hành động 'ôm hôn con trai tuổi thiếu niên' ở nơi...

23 giờ trước

Đàm Thu Trang khoe ảnh bên trong biệt thự triệu đô, hé lộ cuộc sống viên mãn sau 5 năm...

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình