Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác dụng của trà gừng là gì? Nên uống trà gừng khi nào thì tốt nhất?

Trà gừng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải uống trà gừng lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt nhất.

Gừng đã được con người sử dụng từ hàng nghìn năm trước như một loại gia vị trong nấu nướng và một loại thuốc tự nhiên để điều trị bệnh. Gừng có nguồn gốc từ châu Á và có thể sử dụng hầu hết cả cây, từ lá, thân đến củ.

Từ xa xưa, củ gừng đã được con người sử dụng như một phương thuốc thảo dược để điều trị rất nhiều bệnh như viêm khớp, tiểu đường, ho, cảm lạnh hay buồn nôn.

Có rất nhiều cách để sử dụng gừng và một trong số những cách phổ biến nhất hiện nay là trà gừng. Bạn có thể làm trà gừng vô cùng dễ dàng bằng cách cho củ gừng vào nước rồi đun sôi, sau đó thêm gói trà hoặc chỉ cần cho vài lát gừng vào ly trà nóng, thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.

Các loại dầu và hợp chất tạo nên mùi thơm và vị cay đặc trưng của gừng chiếm khoảng 1–4% củ gừng. Trong số đó, 2 hợp chất gingerols và shogaols được coi là các thành phần hoạt tính sinh học chính của gừng. Đây cũng là 2 hợp chất đem lại những lợi ích sức khỏe chính của củ gừng.

Trong 100 gam gừng sống chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

- 80 calo

- Carbohydrate 17,8 gam

- 1,8 gam protein

- 0,7 gam chất béo

- 2 gam chất xơ

- 415 miligam kali (12% DV)

- 0,2 miligam đồng (11% DV)

- 0,2 miligam mangan  (11% DV)

- 43 miligam magiê (11% DV)

- 5 miligam vitamin C (8% DV)

- 0,2 miligam vitamin B6  (8% DV)

- 0,7 miligam niacin (4% DV)

- 34 miligam phốt pho (3% DV)

- 0,6 miligam sắt (3% DV)

- Canxi 

- Kẽm

- Axit pantothenic

- Riboflavin

Thiamin.

Uống trà gừng có tác dụng gì?

1. Giúp giảm say tàu xe

Y học dân gian cho rằng trà gừng có thể giúp làm dịu các triệu chứng say tàu xe, như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh.

Các chuyên gia y tế cho rằng những hợp chất có trong củ gừng giúp tác động lên thụ thể não, từ đó ngăn chặn sự chóng mặt và buồn nôn. Ngoài ra, mùi thơm và vị cay đặc trưng của gừng cũng giúp giảm mùi khó chịu khi đi tàu xe, từ đó giảm say xe hiệu quả hơn.

2. Giảm buồn nôn do thai nghén hoặc hóa trị

Một số chuyên gia tin rằng hợp chất gingerols trong gừng có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hóa trị hoặc phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu cho rằng gừng có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả và tiết kiệm hơn cho các loại thuốc chống buồn nôn truyền thống ở những người đang mang thai hoặc đang điều trị hóa chất mà không thể dùng các loại thuốc thông thường.

Một nghiên cứu trên 92 phụ nữ cho thấy rằng gừng có hiệu quả hơn một loại thuốc tiêu chuẩn trong việc ngăn ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật do gây mê toàn thân.

Tuy nhiên, những người vừa mới trải qua phẫu thuật nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà gừng bởi vì nó có thể liên quan đến quá trình đông máu.

3. Kiểm soát huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ gừng với liều lượng 2–6 gam hàng ngày có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Do đó, uống trà gừng là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tim. Lý do là bởi những hợp chất trong gừng có khả năng kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim như:

- Hạ huyết áp

- Giúp ngăn ngừa các cơn đau tim

- Giúp ngăn ngừa các cục máu đông

- Giảm chứng ợ chua

- Giảm nồng độ cholesterol

- Cải thiện lưu thông máu.

4. Quản lý cân nặng và lượng đường trong máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ gừng có tác dụng hữu ích trong việc quản lý cân nặng và lượng đường trong máu. Gừng có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách:

- Tăng sinh nhiệt, tức là cơ thể sản sinh nhiệt, từ đó giúp đốt cháy chất béo

- Tăng sự phân hủy chất béo để tạo năng lượng

- Ức chế lưu trữ chất béo

- Ức chế sự hấp thụ chất béo

- Giúp kiểm soát sự thèm ăn

Ngoài ra, gừng có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì bằng cách giảm mức insulin lúc đói, hemoglobin A1C và chất béo trung tính.

5. Giảm đau và giảm viêm

Gừng đã được sử dụng để giảm chứng viêm từ rất nhiều năm trước và y học hiện đại cũng đã chứng minh công dụng này. Hai hợp chất gingerol và shogaol có trong gừng giúp giảm sản xuất các dấu hiệu chống viêm. Nhờ đó, việc sử dụng gừng hay trà gừng có tác dụng giảm đau do viêm xương khớp đầu gối.

Trà gừng cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh nếu bạn uống vào đầu kỳ kinh. Nghiên cứu cho thấy nó có thể có hiệu quả tương đương hoặc hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau không kê đơn.

6. Có đặc tính chống ung thư

Nhờ có chứa một lượng lớn gingerol và shogaol, gừng có có tác dụng chống lại bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gingerol và shogaol có thể góp phần vào đặc tính chống ung thư của gừng bằng cách gây chết tế bào và ngăn chặn sự nhân lên và phát triển của tế bào ung thư.

Một số nghiên cứu khác cho thấy gừng có thể ảnh hưởng đến một số loại tế bào ung thư khác nhau, bao gồm ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.

7. Bảo vệ não

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của gừng chống lại căng thẳng oxy hóa và viêm - hai yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các bệnh thoái hóa não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

Hai hợp chất chính trong gừng là gingerol và shogaol có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng não do tuổi tác do đặc tính chống oxy hóa của chúng.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy chiết xuất gừng có thể làm tăng khả năng sống sót của tế bào chống lại beta-amyloid - một loại protein có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer có thể gây ra độc tính trong tế bào não.

8. Hỗ trợ hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm stress. Thậm chí, bạn chỉ cần hít hơi nước từ trà nóng cũng có thể giảm nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng môi trường.

Nên uống trà gừng khi nào?

Trà gừng sẽ có hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe khi uống vào buổi sáng, ngoài ra có thể uống vào mọi lúc trong ngày. Nên uống một tuần rồi ngừng một tuần. Không nên uống trà gừng vào buổi tối vì dễ gây ức chế thần kinh, mất ngủ.

Theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bạn có thể tiêu thụ tối đa 4 gam gừng mỗi ngày.

Ai không nên uống trà gừng?

Trà gừng đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có những trường hợp sau không nên uống trà gừng:

- Phụ nữ ở nửa cuối thai kỳ

- Người bị sỏi mật

- Người bị các bệnh về gan

- Người có thân nhiệt cao, trẻ em đang sốt

- Người bị bệnh dạ dày, tá tràng

- Người đang bị cảm nắng.

Theo Thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Điều gì xảy ra khi bạn uống trà gừng hàng ngày? Sự thật khiến nhiều người có thể giật mình

Sau khi uống trà gừng và lái xe về nhà, một bác sĩ Ireland đã bị chảy máu cam. Vị...

Nên uống nước cam khi nào là tốt nhất? Một số nhược điểm ít biết của nước cam

Nước cam được nhiều người yêu thích bởi nó giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung nhiều chất dinh...

Cách làm 5 loại đồ uống Detox tại nhà để giảm cân và thanh lọc cơ thể

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì lời khuyên là bạn nên bắt đầu uống nhiều nước. Nước giúp...

Tác dụng của vitamin C là gì? Nên uống vitamin C lúc nào là tốt nhất?

Vitamin C có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, do đó bạn cần bổ sung đầy đủ...

Nên uống sữa khi nào? Những thời điểm uống sữa để đạt được tác dụng tốt nhất

Sữa là thức uống quen thuộc và phổ biến, giúp cơ thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên...

Không nên uống mật ong khi nào? Những người này nên tránh uống mật ong

Từ xa xưa, mật ong đã nổi tiếng không chỉ bởi hương vị ngọt đặc trưng của nó mà còn...

Nhiều người quá lãng phí khi uống dừa, phần nhiều dinh dưỡng, nhất là protein lại đem vứt bỏ

Không chỉ nước dừa, nếu biết tận dụng một số bộ phận khác của quả dừa cũng rất tốt cho...

Tin mới nhất

Đi tắm suối tránh nóng, 3 học sinh ở Quảng Bình bị đuối nước thương tâm

11 giờ trước

Tiết lộ một số mẹo vặt trang trí nhà cửa giúp thổi bùng sức sống cho bất cứ ngôi nhà...

16 giờ trước

Lễ Quốc khánh 2/9/2024, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp

16 giờ trước

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Vàng SJC chưa có dấu hiệu tăng trong ngày nghỉ lễ, có nên chốt lời...

16 giờ trước

Miền Trung nắng nóng lập kỷ lục, tiếp tục nền nhiệt cao

16 giờ trước

Chị em sinh đôi 12 tuổi cùng đạt IELTS 8.0 dù không học luyện thi ở trung tâm

1 ngày 10 giờ trước

Cuộc sống của người phụ nữ 2 lần bị tạt axit sau 5 năm: Bị hỏng một bên mắt, phải...

1 ngày 10 giờ trước

Mới nhất: 38 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ

1 ngày 15 giờ trước

Từ đêm ngày 30/4: Miền Bắc đón không khí lạnh, mưa rào giải nhiệt, miền Nam nắng nóng gay gắt...

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình