Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiều người quá lãng phí khi uống dừa, phần nhiều dinh dưỡng, nhất là protein lại đem vứt bỏ

Không chỉ nước dừa, nếu biết tận dụng một số bộ phận khác của quả dừa cũng rất tốt cho sức khỏe, bổ sung được nhiều dinh dưỡng.

Dưa tươi là loại quả có quanh năm tại Việt Nam, thường hay được sử dụng vào mùa hè với mục đích giải khát. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, rất nhiều người dùng nước dừa tươi để uống với mục đích nhanh khỏi bệnh hơn.

Bác sĩ Lê Thị Hải (nguyên bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, đúng là nước dừa có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh nước dừa giúp bệnh COVID-19 nhanh khỏi bệnh hơn.

Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, cả khoa học hiện đại và hướng dẫn sử dụng y học cổ truyền về phòng, điều trị COVID-19 đều không nói đến việc “uống nước dừa giúp bệnh nhanh khỏi hơn”.

Nước dừa tốt cho sức khỏe nhưng chưa có nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giúp nhanh khỏi COVID-19. Ảnh minh họa.

Ông Trung cho biết, theo y học cổ truyền, nước dừa thuộc âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt. Còn y học hiện đại cũng đã chứng minh, nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... rất tốt cho cơ thể.

Đặc biệt, nước trong quả dừa có được là một chu kỳ khép kín hoàn toàn nên rất sạch và có nhiều tác dụng như hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch, kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao. Thường xuyên uống nước dừa cũng có hiệu quả trong kiểm soát tăng huyết áp, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thế nhưng, việc người dân mua dừa về nếu chỉ sử dụng phần nước phía trong thì quá lãng phí, bởi phần cùi dừa cũng có vô vàn chất dinh dưỡng, tác dụng với cơ thể.

Dù là cùi dừa non hay già cũng không nên bỏ vì có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Ảnh minh họa.

Cụ thể, cùi dừa non chứa 3,5g protein toàn phần, 1,7g lipid, 2,6g glucid, 3,5g celulose; 0,04mg vitamin B1, 0,03mg vitamin B2, 0,8mg vitamin PP, 6mg vitamin C trong 100g. Cùi dừa non giàu chất béo không no và protein nên dễ hấp thu mà các loại quả khác khó sánh bằng, lại có tác dụng trị sán rất tốt.

Còn trong 100g phần ăn được của cùi dừa già có 4,8g protein toàn phần, 3,6g lipid, 6,2g glucid, 4,2g celulose; 0,10mg vitamin B1, 0,01mg vitamin B2, 0,2mg vitamin PP, 2mg vitamin C, acid béo 28,2g. Trong đông y, cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. 

Do vậy, lương y Trung tư vấn, sau khi dùng nước dừa để uống, mọi người tuyệt đối không vứt bỏ phần cùi dừa cho dù là non hay già. Bởi ngay như cùi dừa già cũng có thể dùng để kết hợp chế biến với thực phẩm khác, tạo thành những món ăn bổ dưỡng, ngon miệng.

Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, dù tốt nhưng mọi người không lạm dụng dùng quá nhiều nước dừa, cùi dừa.

Về cơ bản cùi dừa hay nước dừa là lành tính và bổ dưỡng, tuy nhiên lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý không nên lạm dụng uống quá nhiều trong ngày (trên 4 quả/ngày). Ăn quá nhiều cùi dừa, nhất là cùi già cũng không tốt cho tiêu hóa.

Ngoài ra, với những người vừa đi ngoài trời nắng nóng về không nên vì khát mà uống ngay nước dừa, việc làm này có thể sẽ gây đầy bụng, sốt. Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, vận động thể lực mạnh nếu uống nước dừa quá nhiều sẽ làm giảm sức dẻo dai.

Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… cũng không nên dùng nước dừa.

Một số bài thuốc có thể tham khảo từ dừa như sau:

- Lấy nước một một quả dừa và cùi non, uống liền hoặc để lạnh, ngày 3 lần. Dùng tốt cho người bị sốt nóng, say nắng, khát nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

- Nước dừa đường muối: Nước dừa 1 cốc 250ml, thêm 15g đường trắng, chút muối khuấy đều, uống. Dùng cho người suy nhược, mất nước sau mất máu, tiêu lỏng và thổ tả.

- Cháo nếp dừa: Cùi dừa nửa quả, thái lát; gạo nếp vừa đủ đem nấu cháo. Ngày ăn 2 lần. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn kém, táo bón sau khi mắc bệnh lâu ngày.

- Chữa đau dạ dày: Nước dừa già 200ml, hạt bí ngô 150g. Đun nhỏ lửa cho cạn rồi ăn.

- Trị ghẻ lở, nấm, nứt nẻ: Dầu dừa đông đặc ở nhiệt độ khoảng 15-18 độ C và ở thể lỏng ở 22-27 độ C, dùng bôi ngoài da.

Theo Thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

6 loại rau rẻ nhưng tế bào ung thư "sợ" nhất, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung...

Có nhiều thực phẩm rất gần gũi, quen thuộc đã được nghiên cứu, chứng minh về khả năng phòng, chống...

5 thực phẩm ngừa ung thư rất tốt, nhưng nấu theo kiểu này sẽ phản tác dụng, mất dinh dưỡng

Chế biến thức ăn ngoài tiêu diệt vi sinh vật có trong thực phẩm còn giúp tăng khả năng tiêu...

Loại rau dân dã giàu canxi hấp 36 lần canh xương heo: Dồi dào dinh dưỡng, ngừa loãng xương, giảm...

Đây là loại rau rất phổ biến với người Việt, không chỉ ăn ngon, giàu dinh dưỡng mà còn cực...

Lá lốt loại rau thuần Việt mang đến giá trị dinh dưỡng cao và nhiều bài thuốc chữa bệnh

Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, còn là bài thuốc...

Ăn su su nhưng ít người biết đến khả năng chữa bệnh và giá trị dinh dưỡng của loại thực...

Đây là loại quả khá phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt nhưng rất ít người biết hết giá...

Dinh dưỡng ở độ tuổi dậy thì

Dậy thì là lúc trẻ phát triển mạnh, nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình