Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác dụng của nhân trần, cam thảo với sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng của nhân trần, cam thảo với sức khỏe rất ít người biết.

Cây nhân trần, cam thảo là thức uống phổ biến có tác dụng tuyệt vời với sức khoẻ. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách, nhân trần sẽ có tác dụng ngược lại. Dưới đây là những tác dụng của nhân trần, cam thảo với sức khỏe cũng như cách sử dụng nhân trần, cam thảo đúng cách.

Tác dụng của nhân trần, cam thảo

Nhân trần

Nhân trần là loài thực vật hiện được APG II và GRIN phân loại là thuộc họ Mã đề, một số tài liệu vẫn còn coi nó thuộc họ Huyền sâm.

Cây nhân trần tên khoa học là Adenosma glutinosum, một số tên gọi khác như hoắc hương núi, chè nội, chè cát, tuyến hương lam, mạo xạ hương…

Theo Đông y, nhân trần vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, tác dụng thanh nhiệt, trừ phong thấp, tiêu thũng độc, hành khí tán ứ, giảm đau, tiêu viêm, chống ngứa.

Nhân trần tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.

Nhân trần rất tốt cho sức khỏe.

Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.

Nhân trần giúp cải thiện công năng miễn dịch và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.

Trên lâm sàng, nhân trần được sử dụng để điều trị các bệnh: Viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, eczema dai dẳng ở trẻ em, viêm loét miệng, nấm da…

Cam thảo

Cam thảo là loại dược liệu phổ biến ở nước ta. Đã từ lâu cam thảo được biết đến như một vị trà có hương vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Thế nhưng trong đông y, cam thảo được biết đến là một trong những vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc, có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng cam thảo có tác dụng giải độc rất cao, làm tốt cho tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, chống ổ loét dạ dày, giảm đau. Giảm đau dạ dày. Uống cam thảo cắt cơn đau.

Cam thảo là loại dược liệu phổ biến ở nước ta.

Ngoài ra, cam thảo còn tăng chức năng tim mạch. Y học cổ truyền cho rằng cam thảo tính vị ngọt, tính bình, tùy vị. Vì vậy, cam thảo tác dụng ôn trung (bổ trung huyết khí), nhuận phế chỉ khát (cắt cơn khát), thanh nhiệt giải độc (tăng tác dụng của các vị thuốc khác), giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. Với rất nhiều tác dụng như vậy cam thảo còn được gọi là quốc lão, vương dược.

Cam thảo tác dụng chủ yếu là bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, điều hòa các vị thuốc, có tính bình, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế.

Cam thảo có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi… Đặc biệt là cảm cúm thông thường.

Có nên kết hợp cam thảo và nhân trần không?

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

Theo Đông y, nhân trần vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Trên đây là những tác dụng của nhân trần, cam thảo. Hãy sử dụng nhân trần và cam thảo đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Theo Vân Anh (tổng hợp)/VTC News

Tin liên quan

Uống nước cam thảo có tác dụng gì?

Ngoài là vị thuốc thì cam thảo còn là thức uống quen thuộc với nhiều người, vậy uống nước cam...

Rau má có công dụng giải nhiệt và làm đẹp tuyệt vời, nhưng nếu cơ thể có dấu hiệu này...

Sau khi uống nước rau má nếu có triệu chứng mệt, nhức đầu, chóng mặt... thì cần dừng ngay.

Uống nước cam vào thời điểm nào tốt nhất?

Nước cam là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè, vậy nhưng uống nước cam...

Khi căng thẳng, mệt mỏi bạn hãy uống 5 loại trà thảo mộc này

Những lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi vì áp lực cuộc sống hay bệnh tật có thể khiến chúng ta...

Trà xanh tốt nhưng đại kỵ với những người này

Một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy ở một nhóm dân số đặc biệt sử dụng nhiều trà xanh...

Tác dụng của trà xanh đối với phụ nữ

Tác dụng của trà xanh đối với phụ nữ từ lâu đã được biết đến như giảm cân, trị mụn,...

Bạn đã thực sự biết uống chè xanh đúng cách chưa?

Chè xanh là loại đồ uống quen thuộc được nhiều người yêu thích, tuy nhiên uống chè xanh đúng cách...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

2 ngày 19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

2 ngày 23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

21/11/2024 16:21

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

21/11/2024 16:20

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

21/11/2024 16:19

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

21/11/2024 06:58

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình