Chúng ta thường hay tìm hiểu rất nhiều mệnh đề của cuộc sống, chẳng hạn buông bỏ hoặc tha thứ. Vậy thì, thế nào mới là buông bỏ thật sự, thế nào mới là tha thứ thật sự? Điều đó còn phụ thộc vào từng sự việc và từng con người cụ thể.
Có một cô gái, sau khi bị chồng phản bội đã quyết định ly hôn. Cô trở thành mẹ đơn thân. Sau khi ly hôn, cô vừa phải điều trị vết thương lòng vừa phải trải qua cuộc sống vất vả với muôn vàn áp lực. Trong những lúc như thế, một mình cô tự vượt qua tất cả mà không nhận được sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Có nhiều khi sự dũng cảm và kiên cường của con người ta có được là do cuộc sống khắc nghiệt mài giũa.
Mỗi ngày cô đều rất vất vả. 5 giờ sáng tỉnh dậy chuẩn bị cơm nước cho con, 7 giờ đưa con đến trường, 8 giờ đi làm. Buổi chiều 5 giờ 30 đi đón con, sau đó về nhà chuẩn bị bữa tối rồi giúp con học bài. Đến khi nào con ngủ rồi cô mới có một chút thời gian dành cho riêng mình. Cô luôn cầu mong, mình nhất định không được bệnh trong giai đoạn này.
Những ngày tháng sau khi ly hôn, cô không dám đi mua sắm dù chỉ một lần, cũng chưa từng thay điện thoại. Cô cũng chưa từng đi xem phim hay có thời gian tụ tập bạn bè. Cô cứ chịu đựng tất cả mọi thứ trong suốt 5 năm. Đến khi con bắt đầu tự lập, cô mới có thời gian chăm sóc bản thân, bắt đầu có chút thời gian để sống cho riêng mình.
Công việc của cô ngày càng khởi sắc, vì biết chăm sóc, trang điểm nên nhìn cô càng ngày càng trẻ. Đúng lúc này, chồng cũ của cô xuất hiện, người đã từng làm cô đau đớn đến tột cùng đột nhiên quay trở lại và đề nghị tái hôn.
Người đàn ông đó nói rất nhiều lời đường mật. Anh ta lấy đứa con ra làm lý do thuyết phục cô quay trở lại với mình. Mặc anh ta cầu xin, cô vẫn một mực từ chối. Chồng cũ nói: “Em nhẫn tâm nhìn con mãi mãi không có một gia đình hoàn chỉnh sao?”.
Trái tim người phụ nữ một khi đã trải qua những bi thương thì sẽ không bao giờ còn chỗ cho sự sáo rỗng. Một người đàn ông từng từ bỏ vợ con, gia đình lại có mặt mũi lấy con cái ra làm lý do tái hợp. Anh ta vẫn còn hy vọng lợi dụng đứa con để giúp mình hàn gắn gia đình.
Chồng cũ nói rằng: “Bao nhiêu năm qua, anh nghĩ em đã sớm tha thứ rồi, lẽ nào em lại hẹp hòi vậy sao? Trong em vẫn còn chất đầy sự thù hận với anh sao? Em mà như vậy, suốt đời em sẽ không bao giờ tốt lên được”.
Đáng tiếc rằng, người phụ nữ đang đứng trước mặt anh ta giờ không còn là cô gái yếu mềm, đáng thương của nhiều năm trước nữa. Người phụ nữ chỉ nói một câu duy nhất với chồng cũ: “Sự tha thứ lớn nhất của tôi đối với anh chính là buông bỏ”.
Ở một khía cạnh nào đó, buông bỏ không đại biểu cho sự lãng quên, tha thứ cũng không phải là quên đi cảm giác đau đớn của vết thương khi nó đã lành. Trong cuộc sống, với những người tạo ra vết thương và tổn hại đến chúng ta, hay với những người đã từng ép chúng ta đến bờ vực của sự điên loạn, họ làm sao hiểu được những nỗi đau mà họ gây ra cho chúng ta đau đớn và phiền phức như thế nào? Những di chứng còn lưu lại sâu bao nhiêu? Và để vượt qua những thương đau đó chúng ta đã khó khăn biết chừng nào?
Vì vậy, có một vài người không nên khoan dung, bởi vì họ không xứng đáng nhận được sự tha thứ đó.