Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết: Không phải hết sốt là khỏi bệnh

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết thường lầm tưởng rằng hết sốt là khỏi bệnh, nên chủ quan không thăm khám lại cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Ca bệnh sốt xuất huyết vẫn tiếp tục gia tăng
Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn đang diễn biến phức tạp, tại nhiều quận huyện vẫn tiếp tục ghi nhận các ổ dịch mới. Đến nay trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 6.779 ca mắc sốt xuất huyết, với 5 trường hợp tử vong.

So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gấp 3,5 lần. Theo dự báo, trong thời gian tới số ca mắc tiếp tục tăng và có diễn biến phức tạp do đã bước vào cao điểm mùa dịch hằng năm từ tháng 9 đến tháng 11.

Tại các bệnh viện lớn như BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện E, BVĐK Đống Đa, BV Thanh Nhàn… vẫn tiếp tục ghi nhận ca bệnh đến thăm khám, điều trị thậm chí có nhiều ca bệnh trong tình trạng nguy kịch.

Một ca bệnh sốt xuất huyết nặng, có biến chứng đang được điều trị tại BVĐK Đống Đa.

Tại BVĐK Đống Đa, mỗi ngày khoa Truyền nhiễm bệnh viện tiếp nhận khoảng 40-50 bệnh nhân đến thăm khám, trong đó có khoảng 1/3 có chỉ định nhập viện do có các dấu hiệu tăng nặng, chưa kể các trường hợp chuyển từ tuyến dưới lên.

ThS. BS Hà Huy Tình – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đống Đa cho biết, trong 46 bệnh nhân đang điều trị tại viện có 23 bệnh nhân có dấu hiệu tăng nặng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, chảy máu lợi, nôn ra máu, mệt mỏi, ly bì chán chường, đau đầu, chóng mặt… Đặc biệt là các bệnh nhân chuyển tuyến tiểu cầu giảm sâu, nhiều trường hợp đã có dấu hiệu xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa…  

Sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng hơn
Tại sao nhiều trường hợp điều trị tại nhà, đã ngắt cơn sốt nhưng bệnh lại trở nên nặng hơn? Theo BS Tình có 3 nguyên nhân khiến các bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị dễ trở nặng, đó là:

Tự ý dùng thuốc điều trị: Khi mới bắt đầu, người bệnh thường sốt ruột, lo lắng tìm mọi cách để nhanh chóng hạ cơn sốt bằng cách tăng liều thuốc hạ sốt, hoặc vừa dùng đường uống vừa dùng đường hậu môn, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau… Điều này cực kỳ nguy hiểm vì việc dùng quá liều có thể gây ngộ độc thuốc, suy gan, suy thận…

Hoặc nhiều trường hợp nhân viên nhà thuốc để giúp người bệnh đỡ đau nhức, hạ sốt nhanh đã kê thêm các loại thuốc có thành phần corticoid, loại thuốc này dễ dẫn đến rối loạn đông máu, càng nguy hiểm cho người bệnh.

Với sốt xuất huyết tuyệt đối không dùng ibuprofen và aspirin để hạ sốt vì dễ gây xuất huyết tiêu hóa.

Khi có vấn đề về sức khỏe phải đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân, kiểm tra kỹ các dấu hiệu cảnh báo… Khi bị sốt cần uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng liều, không tự ý tăng hay bớt liều, sốt xuất huyết chống chỉ định với corticoid do vậy không được tự ý sử dụng loại thuốc này, BS Tình khuyến cáo.

ThS. BS Hà Huy Tình – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đống Đa.

Hết sốt là khỏi bệnh, chủ quan không thăm khám lại: Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Theo BS Tình, phần lớn các trường hợp điều trị tại nhà mắc sai lầm chỉ chú trọng điều trị giai đoạn đầu như sốt cao thì tìm mọi cách hạ sốt, khi cơn sốt đã ngắt thì không đi thăm khám lại, chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết da, chảy máu cam, chảy máu lợi… mới đến viện thăm khám khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Việc thăm khám muộn rất nguy hiểm, bởi giai đoạn sau sốt (từ ngày 3-7), bệnh bắt đầu diễn biến nặng, tiểu cầu suy giảm có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, miệng, mắt…), trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa… đặc biệt bệnh nhân có rối loạn đông máu, người có bệnh nền rất nguy hiểm gây máu cô đặc…  có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Như trường hợp bệnh nhân 57 tuổi tại Thanh Oai đang điều trị tại viện, mặc dù trong vùng dịch sốt xuất huyết, lại có bệnh lý nền là tăng huyết áp và Gout biến chứng nhưng khi có dấu hiệu bệnh không thăm khám.

Đến ngày thứ ba bắt đầu có tình trạng chảy máu lợi ồ ạt lúc này mới tức tốc đến viện. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số tiểu cầu của bệnh nhân bằng 0,  bắt đầu có dịch dạ dày.... Với bệnh nhân này nếu không nhập viện truyền tiểu cầu kịp thời có thể xuất huyết nội tạng, xuất huyết não… nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy khi có dấu hiệu sốt cao mà đang trong vùng dịch sốt xuất huyết hoặc nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần đến viện thăm khám ngay để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị đúng.

Sốt xuất huyết chỉ mắc một lần: Nhiều bệnh nhân sốt cao đến viện thăm khám khi bác sĩ thông báo bị sốt xuất huyết thì rất ngỡ ngàng vì cho rằng họ đã từng mắc rồi nên sẽ không mắc lại nữa, nên coi thường các biện pháp dự phòng. Theo BS Tình, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. 

Sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau được ký hiệu (D1, D2, D3, D4) nếu mắc chủng loại này rồi vẫn có thể mắc loại khác, tức mỗi người vẫn có thể mắc tới 4 lần sốt xuất huyết trong đời. Thực tế tại Khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đống Đa các bác sĩ đã ghi nhận những bệnh nhân mắc 2, 3 lần sốt xuất huyết. 

Do vậy, BS Tình khuyến cáo khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế  để được  khám, xét nghiệm chẩn đoán phù hợp, trong 3 ngày đầu nếu có chỉ định  theo dõi tại nhà cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, ăn thức ăn lỏng, cháo, súp, sữa, uống nhiều nước… Nếu thấy bệnh nhân có chuyển biến nặng hơn như li bì, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều… cần đưa ngay đến cơ sở y tế thăm khám. Không có diễn biến bất thường cũng cần thăm khám lại theo hẹn của bác sĩ.

Theo Ngọc Anh/Sức khỏe Đời sống

Tin liên quan

Số mắc sốt xuất huyết cả nước tăng 4,8 lần cùng kỳ, Hà Nội thêm 48 ổ dịch mới

Chỉ tính riêng trong một tuần qua, cả nước ghi nhận thêm 10.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), còn...

Hiếm gặp: Người đàn ông Hà Nội hạ tiểu cầu về 0 sau ít ngày có dấu hiệu sốt xuất...

Sốt cao một ngày rồi hạ, ông T. ở Hà Nội không đi khám. 3 hôm sau đang đánh răng...

Hà Nội: F0 nặng bất ngờ tăng mạnh, sốt xuất huyết bùng lên ở nội thành

Sau một tuần hạ nhiệt, lượng bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch tại Hà Nội nói riêng và miền...

Nữ bệnh nhân thoát chết kỳ diệu sau biến chứng sốt xuất huyết

Sau khi can thiệp lần 1 vì sốt xuất huyết, nữ bệnh nhân xuất huyết nội mạch tái phát, rối...

Không chủ quan trước sự gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đang có xu hướng diễn biến phức tạp khi số ca...

Đã ghi nhận 247.202 ca mắc, 100 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Hiện cả nước đã ghi nhận hơn 247 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết, 100 ca tử vong. Để...

12 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết ở Đồng Tháp

Tính đến ngày 4/10, Đồng Tháp đã ghi nhận 9.983 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, số trường...

Tin mới nhất

Bồ có bầu, chồng lập tức ly hôn để cưới nhưng con vừa chào đời anh đã cuống cuồng về...

54 phút trước

Ly hôn để cưới bồ đại gia mong đổi đời nào ngờ thành bốc vác, gặp vợ cũ tôi mới...

1 giờ trước

Sau thời gian chăm con dâu ở cữ, mẹ chồng đau lòng khi thấy thái độ của con dâu

1 giờ trước

Chồng tuyên bố chỉ sống bên bồ mới hạnh phúc nhưng ly hôn xong đời tôi lên hương còn anh...

1 giờ trước

Biết mẹ vợ mắc bệnh nặng, chồng tôi có bao nhiêu vàng bán hết và bảo: Còn mẹ là còn...

1 giờ trước

Chồng ngoại tình khi vợ ở cữ, cách xử lý của mẹ chồng khiến con dâu cả đời kính nể

1 giờ trước

Bồ của chồng tới tận nhà “ghi điểm” nhưng mẹ anh chỉ vào vật dưới gầm giường cô ta về...

2 giờ trước

Con dâu bầu bí tặng vòng tay ngọc bích 50 triệu, câu nói của nhân viên bán hàng khiến tôi...

2 giờ trước

Hạnh phúc nghĩ chồng thương con riêng của vợ hết mực, biết sự thật tôi ly hôn gấp

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình