Phụ Nữ Sức Khỏe

Sờ thấy hạch ở nách có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư nổi hạch ở nách là một hiện tượng cảnh báo dấu hiệu sức khỏe đáng lưu ý đặc biệt là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư.

Hạch ở nách là gì?

Mới đây, các bác sĩ khoa phẫu thuật lồng ngực và mạch máu bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã phẫu thuật cho một trường hợp nữ bệnh nhân 29 tuổi bị ung thư vú. Chị D.L.P. (trú tại Hà Nội) chưa lập gia đình. Tình cờ chị P. phát hiện gần nách mình có hạch nhỏ. Chị P. đi khám, bác sĩ cho biết chị bị ung thư vú.

Chị P. đã được bác sĩ tư vấn phẫu thuật. Vì u vú to nên bác sĩ không thể mổ bảo tồn được cho bệnh nhân mà phải phẫu thuật cắt 1 bên ngực phải của bệnh nhân.

Các bác sĩ cảnh báo nổi u hạch ở nách là một trong những dấu hiệu cảnh giác ung thư vú. Hiện nay, tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, ung thư vú là bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư phụ khoa ở nữ giới. Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư vú có cơ hội sống cao.

Bác sĩ Nguyễn Việt Cường, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Ung bướu (Hà Nội), cho biết hạch nách là những hạch bạch huyết nằm tại nách. Ở người bình thường, mỗi bên nách có từ 20 đến 40 hạch. Dịch bạch huyết từ vú, một phần ổ bụng, tay và cổ chảy qua những hạch này rồi nhập vào hệ tuần hoàn.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bị dòng bạch huyết đưa tới các hạch. Các tế bào bạch cầu nằm trong hạch bạch huyết sẽ tấn công và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nói cách khác, hạch bạch huyết có tác dụng như một hàng rào bảo vệ cơ thể.

Hach o nach nguy hiem
Hạch ở nách nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Bình thường chúng ta hầu như không thể sờ thấy các hạch này. Trong một số trường hợp, hạch nách trở nên tăng kích thước, sưng to và gây đau. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Cũng theo bác sĩ Cường, ở một số trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine BCG (vắc xin lao) từ vài tuần đến vài tháng có thể xuất hiện hạch nách bên trái (tương ứng với bên tiêm phòng).

Thông thường những hạch này ít gây đau, sốt, không mưng mủ và sẽ tự khỏi. Một số ít hạch phản ứng sưng to, tấy đỏ, có lúc chảy mủ khiến trẻ sốt, đau và quấy khóc nhiều. Lúc này bạn cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để khám và được tư vấn. 

Một số trường hợp nổi hạch có thể do viêm nhiễm. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm cả nhiễm trùng cấp tính và mạn tính. Tình trạng viêm nhiễm, vết thương ngoài da tại nách và những khu vực lân cận như vú, cánh tay, bàn tay, đều có thể khiến hạch nách sưng to và đau, gọi là hạch phản ứng.

Thông thường những hạch này sẽ co lại sau khi nguyên nhân nhiễm trùng được điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe, bên trong chứa mủ và dịch viêm.

Hạch ở nách cảnh báo ung thư vú - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp nhiễm trùng mạn tính, phổ biến nhất là bệnh lao hạch, những hạch này sẽ không biến mất mà tồn tại dai dẳng và có xu hướng tăng lên về số lượng và kích thước, hạch dính với nhau thành chùm, dính vào tổ chức xung quanh gây hạn chế vận động. 

Một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có thể là nguyên nhân gây hạch như HIV-AIDS, bệnh Brucella, bệnh mèo cào v.v.

Hạch ác tính như thế nào?

Bác sĩ Cường cho biết có một số bệnh ung thư cũng là nguyên nhân xuất hiện hạch nách như: U lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, Ung thư vú, Ung thư hắc tố, bệnh bạch cầu cấp...

Các hạch tăng kích thước nhưng ít đau, đôi khi kèm theo mệt mỏi kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, vã mồ hôi về đêm, sút cân, có khi tự sờ thấy khối bất thường tại vú v.v. Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện rõ ràng và điển hình. 

Để xác định một hạch nách có tính chất ác tính hay không, người ta thường dùng xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) để lấy một số mẫu tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, hoặc sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh.

Triệu chứng nổi hạch nách bao gồm cả nguyên nhân lành tính và ác tính. Do đó, khi xuất hiện nổi hạch nách sưng đau, hoặc tồn tại trong thời gian dài không biến mất, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Bệnh đái tháo đường gia tăng, thủ phạm có phải từ bát cơm trắng?

So với các bệnh không lây nhiễm khác hiện nay thì đái tháo đường đang trở thành đại dịch. Các...

Truy tìm thủ phạm mang tên lãnh cảm

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, số phụ nữ bị lãnh cảm tìm đến bệnh...

Sulli tự tử vì trầm cảm: Căn bệnh đáng sợ hơn cả ung thư

Theo các chuyên gia, trầm cảm là căn bệnh cực kỳ đáng sợ. Trầm cảm khiến người bệnh luôn luôn...

9 dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư

Ung thư là bệnh mạn tính phổ biến hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức GLOBOCAN năm 2018, nước...

Đắp thuốc trị trĩ ngoại, người phụ nữ bị hoại tử nặng hậu môn

Bệnh viện trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận trường hợp bị bệnh trĩ nặng, hoại tử hậu môn....

Kiến ba khoang tấn công: Bác sĩ chỉ các bước sơ cứu và điều trị đúng cách

Nọc độc của kiến ba khoang gấp 12 – 15 lần của rắn hổ mang và nếu không điều trị...

Xét nghiệm gen có thể tầm soát được ung thư không?

Nhiều gói quảng cáo hiện nay đều thông tin về xét nghiệm gen nhằm phát hiện sớm ung thư,...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

14 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 9 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình