Sảy thai sau khi hắt xì hơi
Nói đến những chuyện khó trên đời, chuyện mang thai, sinh nở đều có tên trong danh sách. Đình Đình, 30 tuổi đến từ Lâm Hải, Đài Châu, Trung Quốc bị sảy thai 3 lần. Điều đáng nói là đứa trẻ đầu tiên cô sinh nở rất tốt.
Đình Đình nói: "Bệnh viện số 1 của Đại học Chiết Giang chính là nơi giúp tôi sinh con gái an toàn, bây giờ lại giúp tôi sinh con trai thuận lợi. Hiện tại, Tiểu Bảo đã được 100 ngày tuổi, có thể lật, biết cắn mút ngón tay. Nhớ lại quá khứ, tôi càng cảm kích, thật may mắn khi tôi gặp được các bác sĩ như bác sĩ Lý Anh- Trương Khoa sản và phó Giám đốc Hồ Kinh Huy của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang”.
Tháng 3/2014, Đình Đình hạ sinh thành công một cô con gái nặng 3,3kg tại Khoa sản của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang, khi đó cả gia đình rất vui mừng. Sinh con chưa được bao lâu thì cô được chồng đưa sang Italy làm ăn. Đến năm 2015 Đình Đình lại mang thai, không ngờ khi thai được 16 tuần, cô đau bụng vào nhà vệ sinh và sinh con. Tuy nhiên, đứa trẻ khi ấy còn quá nhỏ để sống sót.
Đến năm 2016 Đình Đình lại mang thai nhưng cũng một lần nữa bị sảy. Đến năm 2018, cô lại mang thai lần 3, lần này để bảo vệ thai nhi, cô đã nằm trên giường ngay khi có bầu, thậm chí ăn uống trên giường trong suốt thời gian mang bầu, đồng thời còn nâng mông lên khi ngủ.
Đình Đình kể: “Lần này tôi đã rất cẩn thận nhưng sau một cái hắt xì hơi, bên dưới chảy máu, rồi động thai”. Lúc này cổ tử cung của Đình Đình đã sớm mở, đứa trẻ không cứu được lần thứ 3. Cả nhà vô cùng đau buồn, mẹ chồng đã đặc biệt bay sang Italy để chăm sóc và bàn bạc kỹ lưỡng. Cuối cùng quyết định đưa cô quay trở về Trung Quốc.
Bác sĩ chẩn đoán Đình Đình bị suy cổ tử cung nên mới dẫn tới nhiều lần sảy thai. (Ảnh minh họa)
Vào tháng 8/2019, Đình Đình đã mang thai tuần thứ 9 đến Khoa Phụ sản của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Chiết Giang và nói với bác sĩ Hồ Kinh Huy về tình trạng của bản thân: “Bác sĩ, tôi có thể nhập viện để giữ thai không, tôi rất lo lắng!”. Sau một loạt các cuộc kiểm tra, Đình Đình được chẩn đoán mắc chứng suy cổ tử cung.
Bác sĩ Hồ Kinh Huy giải thích: "Sau khi người phụ nữ mang thai, tử cung sẽ tiếp tục phát triển để thích ứng với sự phát triển không ngừng của thai nhi. Tuy nhiên, dù lớn đến đâu thì cổ tử cung vẫn phải đóng trước khi sinh để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. Tử cung giống như một cái túi, và cổ tử cung giống như một miệng túi được buộc chặt, sau khi bắt đầu đủ tháng, túi dần dần co lại, và miệng túi dần mở ra, khi đó em bé trong túi sẽ được sinh ra. Suy cổ tử cung giống như một miệng túi quá lỏng, dưới áp lực cao sẽ khiến đứa trẻ lọt ra ngoài".
Vậy những yếu tố dẫn đến suy cổ tử cung là gì?
Trương Khoa Phụ sản, bác sĩ Lý Anh giải thích rằng suy cổ tử cung nói chung có thể được chia thành bẩm sinh và thứ phát tùy theo nguyên nhân của nó.
Suy cổ tử cung bẩm sinh
Suy cổ tử cung bẩm sinh chủ yếu bao gồm: bất thường cấu trúc cổ tử cung bẩm sinh, dẫn đến cổ tử cung ngắn hoặc bất thường. Sự thiếu hụt các sợi collagen cổ tử cung và sự mất cân bằng của tỷ lệ thường không được phát hiện cho đến khi sảy thai.
Suy cổ tử cung thứ phát
Suy cổ tử cung thứ phát chủ yếu là do cổ tử cung bị rách nghiêm trọng do các yếu tố như chuyển dạ cấp tính và kìm kẹp. Sảy thai nhiều lần, nong và nạo làm cổ tử cung bị giãn ra. Phương pháp đốt điện cao tần cổ tử cung hoặc cấy dao lạnh có thể làm hỏng hình thái và chức năng của cổ tử cung. Căng tử cung quá mức cũng có thể gây tổn thương cổ tử cung.
Bác sĩ Lý Anh nói: "Sau nhiều lần sảy thai, cổ tử cung của Đình Đình ngắn và kèm theo những vết rách nghiêm trọng. Chúng tôi lo lắng rằng khâu cổ tử cung truyền thống sẽ vẫn lỏng lẻo nên chúng tôi đã chọn phương pháp khâu cổ tử cung nội soi, nếu không làm như vậy việc giữ được đứa con trong bụng của Đình Đình sẽ rất khó khăn”. Sau ca phẫu thuật thành công, Đình Đình đã bảo vệ được thai nhi, và sinh ra cậu con trai khỏe mạnh, bụ bẫm.
Cách phát hiện bệnh suy cổ tử cung
Bạn có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ bắt đầu từ tuần thai 14-20 như:
- Bị áp lực ở khung chậu
- Bị co thắt như trước khi hành kinh
- Đau lưng
- Dịch tiết âm đạo thay đổi, tăng lên nhiều và âm đạo trở nên ẩm ướt
- Dịch tiết âm đạo thay đổi từ màu trắng hoặc màu vàng nhạt sang màu hồng hoặc nâu.
- Có đốm máu (đốm máu nhạt từ dịch tiết âm đạo).
Do đó nếu có các dấu hiệu trên, cảnh báo phụ nữ mang thai nên đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên.