Phụ Nữ Sức Khỏe

Sáng 16/7: Xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi; Đẩy nhanh hơn nữa tiêm mũi 3 và 4

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu rà soát kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 6 tháng cuối năm 2022, xây dựng kế hoạch tiêm năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi. Đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine mũi 3 và 4...

Đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 205/TB-VPCP ngày 15/7/2022 kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.

Tại thông báo này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khuyến cáo dịch đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia, kể cả các quốc gia có hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, với sự xuất hiện của biến thể mới của Omicron (chủng BA.4 và BA.5).

Việt Nam xây dựng kế hoạch tiêm COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đển 5 tuổi.

Nước ta đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng BA.5 trong cộng đồng; Việc tiêm vaccine chưa đảm bảo tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...

Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu thời gian tới, các ngành, các cấp, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần phục hồi nhanh và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ban chỉ đạo yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng, chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị); Công thức: 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác. Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành hướng dẫn cụ thể về thực hiện 2K và các thành tố khác.

Rà soát kế hoạch tiêm vaccine 6 tháng cuối năm 2022, xây dựng kế hoạch tiêm vaccine năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi. Đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine mũi 3 và 4 cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành...

Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19

Bộ Y tế ho biết, ngày 15/7 ca COVID-19 tăng nhẹ lên 956 ca. Trong ngày có 5.619 bệnh nhân khỏi cao gấp 6 lần số mắc mới; tiếp tục không có F0 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.759.145 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.557 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là : 9.798.969 cam Trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 37 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 30 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca.

Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 565,6 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong.

Liên quan tình hình dịch bệnh ở Đức, làn sóng lây nhiễm trong mùa Hè đang khiến số ca mắc mới tiếp tục tăng. Đặc biệt, số ca mắc tại các viện dưỡng lão gần đây đã gia tăng đáng kể.

Những người trên 80 tuổi tiếp tục bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bệnh tiến triển nặng hơn, với 25/100.000 người phải nhập viện trong tuần trước do bị nhiễm trùng đường hô hấp khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế Canada đã phê duyệt vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna dành cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Đây là loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt cho nhóm tuổi này ở Canada. Với quyết định trên, sẽ có thêm gần 2 triệu trẻ em ở Canada đủ điều kiện sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Bộ Y tế Canada nêu rõ vaccine của Moderna có thể được tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, với liều lượng bằng 1/4 so với liều lượng đã được phê duyệt cho người lớn. Vaccine của Moderna yêu cầu hai liều và mỗi liều tiêm cách nhau khoảng 4 tuần.

Theo kết quả từ một phân tích mới của Airfinity – công ty dữ liệu có trụ sở tại London, vaccine COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer được ước tính đã cứu sống 12 triệu người, đóng góp phần lớn vào việc ngăn ngừa tử vong trong năm đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng toàn cầu (8/12/2020 - 8/12/2021).

Cụ thể, vaccine của AstraZeneca đã cứu sống được 6,3 triệu người, còn con số ước tính của vaccine Pfizer-BioNTech là 5,9 triệu người. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vaccine của Sinovac và Moderna đã cứu sống được lần lượt là 2 triệu và 1,7 triệu người.

Tuy vaccine của Pfizer, Moderna, AstraZeneca và những vaccine khác đã giúp giảm thiểu được số ca nhập viện và tử vong, nhưng trong năm ngoái, vẫn còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vaccine. Trong vài tháng gần đây, sự do dự, những trục trặc trong việc giao hàng và những thách thức khác vẫn tiếp tục cản trở nỗ lực này.

Mặc dù lượng vaccine được phân bổ thông qua cơ chế COVAX được ước tính đã giúp ngăn chặn hơn 7 triệu ca tử vong, nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases vẫn nhấn mạnh hậu quả của sự bất bình đẳng trong nỗ lực tiếp cận vaccine.

Airfinity cũng cho biết thêm, vaccine của AstraZeneca đã được ưu tiên đưa đến với nhóm người lớn tuổi ở các quốc gia có thu nhập cao, tuy nhiên có hệ thống y tế dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, kết quả của cuộc đánh giá dữ liệu của các nhà khoa học tại châu Á từ 79 nghiên cứu đời thực, cho thấy hai liều vaccine Vaxzeria và các vaccine sử dụng công nghệ mRNA có hiệu quả bảo vệ cao tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong.

Theo Thái Bình/Sức khỏe Đời sống

Tin liên quan

'Bị hủy xương do Covid-19': Miền Bắc không có ca nào; Không vội vàng kết luận gây hoang mang

Giám đốc Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương (Hà Nội) cho biết, ngoài Bắc hiện chưa gặp bệnh nhân nào bị...

Sở Y tế TP HCM lên tiếng về loạt ca hoại tử xương hàm hậu Covid-19

Dự kiến tuần sau, Sở Y tế sẽ tổ chức một buổi hội thảo để tìm hiểu nguyên nhân bệnh...

Ca COVID-19 tăng, biến thể phụ nào của Omicron đang chiếm ưu thế trong cộng đồng ở nước ta?

Tại Việt Nam, số ca COVID-19 mới những ngày gần đây có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong ngày...

Hơn 20 ca hoại tử xương hàm sau COVID-19 ở Việt Nam, cả thế giới chỉ 80 ca

Những tháng gần đây, một số bệnh viện tại TP.HCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương...

Sáng 13/7: F0 mới trên toàn cầu tăng 30%; Người đã khỏi COVID-19 có bị nhiễm biến thể phụ BA4,...

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số ca COVID-19 trên toàn cầu tăng 30% trong 2 tuần trở lại...

TP.HCM kéo dài đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 đến hết tháng 7/2022

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục kéo dài...

Sáng 12/7: Nhiều người 'lười' tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4, trong khi biến thể phụ BA.4, BA.5 đã...

Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ...

Tin mới nhất

Món chân gà sốt Thái đảm bảo làm bạn 'tê tái' với công thức 'bất bại'

12 giờ trước

Cách nấu sâm bí đao vừa rẻ vừa ngon mê ly, ai cũng nên thử

12 giờ trước

Thực phẩm tốt cho khớp, giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer, giảm căng thẳng...

12 giờ trước

12 loại rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu nhất

12 giờ trước

8 khắc tinh gan nhiễm mỡ trong loại củ có trong phở, món xào

12 giờ trước

Mỹ Tâm ngày càng trẻ trung nhờ chăm uống 1 loại nước, dùng vào mùa hè còn giải nhiệt, kiêm...

14 giờ trước

Loại lá tốt như nhân sâm, là "kem chống nắng tự nhiên", có thể chống tia cực tím, kích thích...

14 giờ trước

Bí quyết dinh dưỡng giúp phụ nữ hiện đại ngày càng đa năng

15 giờ trước

Tại sao nên ngâm xoài trong nước trước khi ăn?

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình