Phụ Nữ Sức Khỏe

Sáng 11/11: Các biến chủng mới, phụ của COVID-19 liên tục biến đổi, tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh

Theo thống kê trong 10 ngày qua, cả nước ghi nhận khoảng 4.500 ca COVID-19; vẫn còn nhiều tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 chậm, thấp, trong khi virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch...

Ghi nhận khoảng 4.500 ca COVID-19 trong 10 ngày
Bộ Y tế cho biết ngày 11/11 có 416 ca COVID-19 mới, giảm nhẹ so với hôm qua. Tổng số ca mắc COVID-19 trong 10 ngày đầu tháng 11 là khoảng 4.500 ca. Giảm nhiều so với 10 ngày đầu của tháng 10.

Trong ngày có 57 bệnh nhân nặng đang điều trị, tiếp tục không có bệnh nhân tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp không ghi nhận bệnh nhân tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.507.540 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.292 ca nhiễm).

Đến nay tổng số ca người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.605.468 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 57 ca, trong đó: Thở o xy qua mặt nạ: 44 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca.

Vẫn còn nhiều tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 chậm, thấp, trong khi virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 12- dưới 18 tuổi và cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi còn thấp, chậm.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai Chương trình tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 639 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Tại Australia, người dân bang Queensland ngày 10/11 đã nhận được khuyến cáo nên đeo khẩu trang tại một số địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, trong bối cảnh số người nhập viện vì dịch bệnh COVID-19 tại địa phương này bất ngờ tăng gấp đôi, lên 205 người, trong vòng 7 ngày qua.

Tại các địa phương khác của Australia, tình hình cũng có những biến chuyển tương tự. Số người nhiễm bệnh COVID-19 bắt đầu xu hướng tăng đột biến ở bang New South Wales và Victoria - hai bang có số dân đông nhất trên cả nước.

Cơ quan chức năng cảnh báo sự gia tăng số ca nhiễm là do một biến thể phụ mới của Omicron (XBB) và được dự đoán sẽ là nguyên nhân gây ra làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư trong những tháng tới.

Theo Thái Bình/ Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Loại quả màu đỏ này ăn vào thì ngon nhưng người bị sốt xuất huyết tuyệt đối tránh xa nếu...

Thanh long ruột đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngoài ra với hàm lượng vitamin và khoáng chất...

Chỉ mặt 4 "sát thủ" hại gan mỗi ngày, nhiều người vẫn vô tư nạp vào người mà chẳng biết...

Dưới đây là những thói quen nhiều người mắc phải nhưng không biết rằng rất có hại cho gan.

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn ngưỡng cảnh báo dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số mắc sốt xuất huyết năm 2022...

Cẩn trọng với sốt xuất huyết Dengue

Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết Dengue, diễn biến bệnh rất nhanh, biến chứng xuất hiện...

Bé trai Hà Nội tử vong trong nhà tắm, cảnh báo hiểm họa từ bình nóng lạnh

Bệnh nhi 10 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện. Trước đó, người nhà...

Độc hại của sơn móng tay mà ít người biết

Sơn móng tay có thành phần là các hóa chất, dung môi, tác động trực tiếp vào da, hệ hô...

Người bệnh sốt xuất huyết nên tắm, gội như thế nào cho đúng cách?

Nhiều người có chung thắc mắc khi bị sốt xuất huyết có được tắm, gội hay không? nếu có thì...

Tin mới nhất

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

1 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

1 giờ trước

Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa

1 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên

2 giờ trước

Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

2 giờ trước

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

1 ngày 5 giờ trước

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

1 ngày 5 giờ trước

Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?

1 ngày 5 giờ trước

Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình