Phụ Nữ Sức Khỏe

Độc hại của sơn móng tay mà ít người biết

Sơn móng tay có thành phần là các hóa chất, dung môi, tác động trực tiếp vào da, hệ hô hấp, gây nên những hệ lụy khó lường cho sức khỏe.

Sơn móng tay chứa chất cấm
Công ty TNHH MTV SX TM DV Cẩm Tú Darling vừa bị đình chỉ hoạt động 2 tháng và yêu cầu thu hồi sản phẩm Sơn móng tay Darling Tone đỏ cam 16ml do chứa chất cấm. Thanh tra Sở Y tế TP HCM cũng áp dụng hình phạt bổ sung, buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm sơn móng tay Darling Tone đỏ cam 16ml, Số lô 0302, NSX 23/02/22, HSD 24/02/25.

Lý do thu hồi là do mẫu kiểm nghiệm sản phẩm chứa chất màu Pigment orange 5. Đây là chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. 

Sơn móng tay là sản phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học Câu lạc bộ Hóa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu về tác hại của sơn móng tay khẳng định, công thức có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất nhưng các thành phần cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Sơn móng tay chứa nhiều thành phần gây hại sức khỏe.

 Sơn móng tay chứa nhiều thành phần gây hại sức khỏe.
Theo đó, thành phần của sơn móng khá đơn giản. Chất tạo màng giúp tạo thành một lớp màng cứng trên móng và giữ các thành phần lại với nhau. Nó được tạo ra từ việc nitrat hóa cellulose ra nitrocellulose, nó rất dễ cháy, là thành phần của chất nổ và pháo hoa. Ngày nay, một số thương hiệu nhất định tuyên bố là không có thành phần này. Keo Polyme là hóa chất dùng để bám dính nitrocellulose vào móng tay. Nhựa formaldehyde của Tosylamide là một ví dụ về chất kết dính được sử dụng trong sơn móng.
Mặc dù nó là một chất keo polyme được sản xuất thông qua phản ứng hóa học giữa toluenesulfonamide và formaldehyde nhưng nó được cho là không có hại, vì nhựa không có bất kỳ tính chất của formaldehyde. Nhựa cùng với chất làm dẻo bảo vệ sơn móng tay không bị tan trong nước hoặc trong các dung dịch xà phòng.

Các chất dẻo phổ biến nhất là dibutyl phthalate, castor oil, glycerol, axit béo, camphor và axit axetic. Ngoài ra có một loạt các hóa chất được sử dụng làm chất tạo màu, bao gồm oxit sắt, oxit crôm, ferricium ferrocyanide, titanium dioxide, mangan tím… Đối với chất tạo sáng lấp lánh cho sơn, các chất như bột nhôm, ground mica, ngọc trai tự nhiên, titanium dioxide…

Dung môi được dùng như một môi trường cho các hóa chất được hoạt động đúng cách. Sau khi sơn xong, nước sơn sẽ được trải đều trên mặt móng và dung môi sẽ từ từ bốc hơi. Những dung môi được tìm thấy trong sơn móng bao gồm ethyl acetate, butyl acetate và rượu isopropyl giúp cho sơn khô nhanh hơn

Ngoài các thành phần được đề cập ở trên, nước sơn móng có thể chứa các chất làm đặc, chất ổn định tia cực tím…  Trong khi các chất làm đặc sẽ ngăn ngừa sự phân tách các thành phần và đảm bảo sơn nằm đúng vị trí, thì các chất ổn định tia cực tím sẽ bảo vệ nước sơn không bị mất màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Những thành phần gây hại
Ngoài những thành phần hoá học được nói đến ở trên, thì trong sơn móng tay còn có 3 thành phần đáng chú ý vì nó trực tiếp gây hại đến sức khoẻ: Toluene - một loại dung môi tạo độ mịn cho móng và bảo tồn sắc tố. Tuy nhiên toluene lại gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và gây rối loạn sản sinh.  Formaldehyde - một loại khí không màu giúp tăng tuổi thọ của sơn móng. Nếu đang bị dị ứng mà tiếp xúc với Formaldehyde có thể gây viêm da, bỏng hóa chất.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật và ung thư.  Dibutyl Рhthalate - được sử dụng làm chất tạo mùi thơm cho sơn móng. Sự có mặt của thành phần nguy hiểm này có thể khiến bạn bị rối loạn nội tiết, mắc các bệnh phụ khoa và đường hô hấp.

Ngoài ra, các loại kem rửa hay nước rửa móng cũng chứa một lượng acetone nhất định để đảm bảo tẩy sạch nước sơn móng. Aceton là tác nhân chủ yếu làm móng giòn, dễ gãy. Sử dụng aceton thường xuyên còn có thể khiến móng bị mòn vẹt hoặc ố vàng. Chất này dính vào da sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Aceton còn gây hại đối với phổi của những người hít phải. Nồng độ aceton cao trong không khí kích thích niêm mạc mũi họng gây khó thở, dị ứng. Nếu bất cẩn để aceton rơi vào mắt sẽ rất dễ gây tổn thương tới giác mạc.
ThS. Đỗ Hoàng Nam, chuyên gia hóa học thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, các chất như acetone, Ethyl acetate. Phthalate dibutyl, Formaldehyde gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, khả năng sinh sản. Trong đó, Formadehyde dạng gel có khả năng gây ung thư, chất dibutyl phthalste có khả năng làm giảm khả năng sinh sản. Một số sơn có benzen có thể tác động đến niêm mạc gây đỏ rát mắt.

Hơi của các chất này có thể gây chóng mặt buồn nôn và mệt mỏi. Những sản phẩm sơn móng tay giá rẻ đều chứa chất độc hại và được sản xuất trong môi trường kém vệ sinh, do đó luôn tiềm ẩn nguy hại khôn lường cho làn da và sức khỏe của người sử dụng, thậm chí dẫn đến ung thư da.

Những loại mỹ phẩm làm giả nhãn mác, thương hiệu được quảng cáo có tác dụng mạnh, hiệu quả cao thì đều có nồng độ hóa chất lớn, thậm chí có cả chì, thủy ngân... nên nguy cơ gây nhiễm độc, phá hủy da, làm khô da, sạm da đối với người sử dụng rất cao. Khi da bị những tổn thương do hóa chất gây ra thì việc điều trị sẽ kéo dài và rất khó khăn.

Khi mua hàng, người tiêu dùng cần phải xem nhãn mác với đầy đủ các nội dung như: Tên sản phẩm; tên, địa chỉ cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng của sản phẩm; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất, thời gian sử dụng, thời hạn bảo quản; hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng; xuất xứ của sản phẩm… Tốt nhất là hạn chế sử dụng sơn móng tay, nếu có nhu cầu làm đẹp thì thi thoảng mới nên dùng, không dùng hàng ngày, liên tục trong nhiều ngày.

Theo Tô Hội/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Loại bỏ 5 suy nghĩ độc hại để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Nếu bạn có 5 suy nghĩ độc hại này trong đầu, đã đến lúc bạn loại bỏ chúng để có...

Không chỉ nghệ sĩ Việt, sao quốc tế cũng 'đua nhau' công khai chỉ trích Miss Grand International 2022: Cuộc...

Đêm chung kết Miss Grand International đã khép lại nhưng vẫn còn nhiều luồng tranh cãi về cách đánh giá...

Ổi nhiều vitamin C, ăn rất tốt, nhưng ăn kiểu này thành ‘cực kỳ độc hại’

Ổi có tác dụng tốt đối với bệnh huyết áp cao, giảm nguy cơ bệnh tim, chống đông máu…Thế nhưng...

Những kiểu bạn 'độc hại', càng tiếp xúc càng nguy hiểm, chú ý quan sát kẻo chơi với dao có...

Chơi với những kiểu người không đáng tin cậy này nhẹ gây ức chế, nặng thì kéo tụt tiền đồ...

Mức độ độc hại của 2 chất dư thừa trong siro Ấn Độ liên quan 66 ca tử vong

Các mẫu siro thử nghiệm chứa diethylene glycol hoặc ethylene glycol có thể gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,...

Đề xuất đưa công việc phòng cháy chữa cháy vào danh mục nghề độc hại nguy hiểm

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị xem xét, bổ sung công việc phòng cháy chữa cháy, cứu...

Bánh Trung thu siêu rẻ, hạn sử dụng siêu dài... độc hại "siêu khôn lường"

Chỉ vài ngàn đồng/chiếc, những hộp bánh trung thu đủ loại sắc, hương vị được quảng cáo nhan nhản trên...

Tin mới nhất

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn một đĩa rau trước bữa cơm?

1 giờ trước

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ làm thành món đặc sản đắt khách dịp Tết, chị em thành...

3 giờ trước

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ thành món đặc sản dân thành phố "ưa chuộng", hương vị lạ...

3 giờ trước

Đặc sản chỉ có ở Kiên Giang, xưa không ai ăn nay dân thành phố "săn lùng" về thưởng thức,...

3 giờ trước

Rước họa vì ăn phải cá biển ướp hóa chất: Hướng dẫn cách chọn cá thơm ngon, không tẩm ure...

6 giờ trước

Đặc sản độc nhất vô nhị chỉ có ở Bắc Giang, xưa không ai biết đến nay dân thành phố...

6 giờ trước

5 loại rau giúp giải nhiệt cơ thể mùa hè, ăn nhiều mát ruột, đỡ nhiệt miệng, nói không với...

1 ngày 1 giờ trước

Giải mã tin đồn ăn phở uống trà đá cùng lúc có thể gây ung thư dạ dày, lời cảnh...

1 ngày 1 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo nên tránh xa 6 loại trái cây này khi bụng đói nếu không muốn làm tổn...

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình